CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH NĂM B (Kính Lòng Thương Xót Chúa)

447

CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH – Năm B

CHÚA NHẬT VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA

Lời Chúa: Cv 4,32-35; 1Ga 5,1-6; Ga 20,19-31

.

Mục lục

1. Đấng Phục sinh đang ở giữa chúng ta (Gm. Giuse Vũ Văn Thiên, Gp. Hải Phòng) 

2. Nỗi oan Tôma  (Gm. Giuse Vũ Duy Thống, Gp. Phan Thiết)

3. Gặp gỡ Đức Kitô Phục sinh  (Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt)

4. Định Nghĩa Lòng Thương Xót  (Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

5. Cộng đoàn đức tin (Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)

6. Phục sinh: tạo dựng con người mới trongThần Khí thứ tha (Lm.Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB)

7. Tin để được sống (Trầm Thiên Thu)

8. Chúa Nhật 2 Phục sinh_B(Lm. Antôn, giáo xứ Giuse, Tulsa)

9. Ngày thứ nhất trong tuần, một ngày hẹn không thể thiếu  (Lm. Giuse Dương Hữu Tình) 

10. Tình Chúa yêu thương (Lm. Jos. DĐH. Gp. Xuân Lộc)

11. Mầu nhiệm Phục sinh mời gọi biến đổi đời sống  (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí, Gp. Xuân Lộc)

12. Vào trong vinh quang ngang qua Thập giá (Lm. Đan Vinh – HHTM)

13. Tin và yêu (Lm. Giuse Hoàng Kim Toan)

14. Vui mừng vì thấy Chúa (Gm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ)

.

ĐẤNG PHỤC SINH ĐANG Ở GIỮA CHÚNG TA

Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

Chúng ta đã long trọng mừng lễ Phục Sinh. Mọi ồn ào của những cuộc  kiệu rước đã lắng xuống. Những bận rộn của Tuần Thánh cũng đã đi qua. Đối với nhiều người, Tuần Thánh và lễ Phục Sinh giống như những ngày lễ hội mỗi năm tổ chức một lần, lễ xong là hết. Điều còn lại có thể chỉ là những lời bình phẩm về cách tổ chức lễ năm nay có gì hơn hay kém năm ngoái. Để tránh lối suy nghĩ lệch lạc đó nơi các tín hữu, Phụng vụ hôm nay khẳng định với chúng ta rằng Chúa phục sinh đang hiện diện trong cộng đoàn các tín hữu. Người hiện diện như mối dây liên kết chúng ta nên một trong tình bác ái và sự chia sẻ nâng đỡ lẫn nhau. Hình ảnh cộng đoàn tiên khởi ở Giêrusalem là lời mời gọi chúng ta hãy noi gương mà sống xứng đáng với danh nghĩa những môn đệ Chúa Kitô (Bài đọc I). Nếu các tín hữu có thể coi mọi sự là của chung và chuyên cần tham dự bẻ bánh, siêng năng cầu nguyện và nhiệt thành thực thi bác ái là vì họ tin Chúa Giêsu phục sinh đang ở giữa họ và chứng kiến những điều tốt lành họ đang làm.

Tuy vậy, vấn đề người chết sống lại, xưa cũng như nay, được coi là một câu chuyện hoang đường, không thể chấp nhận. Ngay như các môn đệ là những người đã cùng sống với Chúa và đã được nghe Người tiên báo về sự phục sinh, mà các ông còn chưa dễ dàng tin vào sự kiện này. Thánh Máccô ghi lại sự nghi ngờ đến mức cứng lòng của các ông: khi bà Maria Mácđala kể với các ông là bà đã gặp Chúa phục sinh, các ông cũng không tin. Các ông cũng không tin khi hai môn đệ từ Emmau trở về quả quyết đã gặp Chúa (x. Mc 16, 9-13).

Lời Chúa hôm nay dẫn chứng một nhân vật cụ thể nữa, đó là Tôma. Ông không có mặt khi Chúa hiện ra với các môn đệ. Điều các bạn kể lại không thể thuyết phục ông chấp nhận một điều “ngược đời”. Dấu đinh ở tay, vết thương ở cạnh sườn Chúa… là những điều ông đã chứng kiến như bằng cớ của việc Chúa Giêsu đã chết. Đối với ông, việc được xỏ ngón tay vào lỗ đinh và đặt bàn tay vào cạnh sườn bị đâm thủng là bằng chúng xác thực về việc Chúa sống lại. Thực ra, Tôma không thách thức Chúa, ông chỉ cần bằng chứng thiết thực để ông tin.

Chúa Giêsu đã đáp trả những điều kiện Tôma đã đưa ra. Tám ngày sau, cũng vào ngày thứ nhất trong tuần, Chúa đã hiện đến với các ông với những thương tích trên thân thể Người. Nếu trước đây Tôma đã ra điều kiện để tin, thì nay Chúa mời ông thực hiện những điều ấy. Ông chẳng còn lòng dạ nào mà xỏ ngón tay vào lỗ đinh, đặt bàn tay vào cạnh sườn Chúa. Đúng hơn, ông chẳng cần làm những điều đó, vì Chúa đang ở trước mặt ông bằng xương bằng thịt và đang nói với ông: “Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Qua lời nói với Tôma, Chúa Giêsu phục sinh muốn gửi đến cho chúng ta một thông điệp: “Phúc thay những người không thấy mà tin”. Thông điệp ấy vẫn có giá trị đến ngày hôm nay. Là những tín hữu, chưa ai trong chúng ta được thấy Chúa trực tiếp. Chúng ta chỉ cảm nhận Chúa bằng Đức tin. Con tim và lý trí mách bảo chúng ta Chúa đang hiện diện và những ai tin vào Người thì sẽ không phải thất vọng. “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”. Đó là lời tuyên xưng Đức tin của một người đã hoàn toàn bị chinh phục. Đó cũng là tâm tình sám hối của một người đã chậm tin những chứng từ của anh em mình.

Trong trình thuật của mình, thánh sử Gioan hai lần nói đến chi tiết “các cửa đều đóng kín”, để diễn tả Đức Giêsu phục sinh không còn bị giới hạn bởi không gian, nghĩa là Người trở nên thiêng liêng giữa thế giới của chúng ta. Cũng như Người có thể vào trong phòng khi các cửa đều đóng kín,  hôm nay Người đang hiện diện nơi dung mạo và cuộc đời của những ai mang tên Người, tức là các Kitô hữu. Tác giả sách Công vụ Tông đồ diễn tả với chúng ta mô hình lý tưởng của cộng đoàn Đức Tin: “Các tín hữu bấy giờ đông đảo mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự là của chung” (Bài đọc II). Sở dĩ cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi sống tình hiệp nhất như vậy, là vì họ tin Đấng Phục Sinh đang ở giữa họ, nối kết họ thành gia đình Giáo Hội. Chúa Giêsu phục sinh hôm nay đang hiện diện cách huyền nhiệm nơi cuộc đời này. Sự hiện diện của Chúa có thể được chứng tỏ qua đời sống đạo đức yêu thương của các tín hữu. Xin cho mỗi chúng ta biết nhận ra Người đang sống giữa chúng ta để hăng hái nhiệt thành làm chứng cho Người.

“Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Chúa Giêsu Phục Sinh đang nói với tôi, với bạn và với mọi tín hữu hôm nay.

“Đức tin là sự tin tưởng sống động và táo bạo vào ơn Chúa, chắc chắn và vững bền tới mức một người có thể cược cả đời mình cho nó hàng nghìn lần” (Sưu tầm).

Về mục lục

.

 

NỖI OAN TÔMA

Gm. Giuse Vũ Duy Thống

Đối với phần đông tín hữu Việt Nam, danh xưng Tôma khơi gợi về một thái độ, rất riêng tư nhưng cũng rất điển hình, chẳng những không tích cực mà xem ra còn để lại nhiều tai tiếng. Gặp một tâm hồn cứng cỏi trước những biểu cảm của niềm tin, người ta đã khéo ví von “cứng lòng như Tôma”; thấy ai biểu lộ do dự hoặc nghi ngờ trước những sự kiện tôn giáo, người ta đã vội đưa vào gia phả “con cháu thánh Tôma”. Kể cũng oan.

Thật ra, đi liền với danh xưng Tôma lại là một bài học dẫn đến niềm tin, và cũng còn đó lời gọi sống sao cho mối phúc thứ chín, như người ta gọi về lời Chúa Giêsu kết thúc trang Tin Mừng hôm nay “Phúc cho kẻ không thấy mà tin”, được trở thành hiện thực trong đời mỗi Kitô hữu.

  1. LẠY CHÚA TÔI, LẠY THIÊN CHÚA CỦA TÔI

Niềm tin của Tôma vào Đấng Phục Sinh là cả một chặng đường trong đó yếu tố trước hết chính là cộng đoàn: “Chúng tôi đã được thấy Chúa”. Chính vì chứng từ của cộng đoàn này mà Tôma đã tự vấn để rồi sau đó mới đi tới đức tin. Ngay việc các môn đồ hội họp vào ngày thứ nhất trong tuần cùng với lời chúc bình an của Đấng Phục Sinh, làm bối cảnh hình thành truyện Tôma, cũng cho thấy vai trò của cộng đoàn trong việc khai sinh đức tin nơi một người.

Nhưng yếu tố chủ động hơn phải được tìm thấy trong phản tỉnh của cá nhân ông. “Nếu tôi không thấy… tôi không tin”. Câu nói tự phát ấy đã trở thành tai tiếng khiến nhiều người nghĩ rằng Tôma là một kẻ cứng đầu cứng cổ, đòi hỏi, nghi ngờ. Nhưng thực ra, ông là người thực tiễn. Chính nhờ ông lên tiếng mà ta mới thấy rõ hơn thế nào là trăn trở của đức tin thuở ban đầu và thế nào là nỗ lực cá nhân làm cho niềm tin có được bản sắc riêng không thể lẫn với người khác. Nếu hôm trước Tôma đòi thấy mới tin, thì tám ngày sau, qua tiếp xúc cá nhân với Đấng Phục Sinh, ông đã tuyên xưng không phải bằng công thức chung nữa, mà bằng một cách rất riêng làm thành đỉnh cao tuyên tín Phục Sinh: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”.

Và niềm tin chỉ có thể đạt được kết quả khi có yếu tố quyết định chính là hồng ân Thiên Chúa, như một bao trùm từ khởi sự cho đến hoàn thành. Nguyện vọng của Tôma xem ra ngược ngạo, nhưng đã được Đức Giêsu thanh luyện, để cuối cùng khi dâng lời tuyên tín, cũng là lúc ông được dẫn vào một nhận thức mới mẻ hoàn toàn. Thay vì phải thấy mới tin, ông nhận ra rằng phải tin mới thấy trọn vẹn: thấy Đấng Phục sinh và con người Giêsu cũng là một, thấy Đấng Phục sinh rốt cuộc là Chúa và là Thiên Chúa của mình, và thấy niềm tin vượt lên tất cả sẽ trở thành hạnh phúc.

  1. ĐỪNG CỨNG LÒNG, NHƯNG HÃY TIN

Chuyện lòng riêng của Tôma cũng là chuyện lòng chung của muôn lòng tín hữu. Từ nỗi oan Tôma, ngày nay người ta hiểu hơn rằng niềm tin không phải là một yếu tố đơn thuần, mà là một tổng hợp giữa ơn thánh và nghị lực con người, trong đó có cộng đoàn và mỗi cá nhân.

Chỉ dựa vào ơn thánh, người ta có nguy cơ rơi vào thái độ coi mọi sự là bởi Chúa nên không cần phải đào sâu tìm hiểu nữa. Có biết đâu tin như thế là không còn tin nữa, mà một cách nào đó đã là cả tin. Vì tin tất cả nên cả tin, hay vì cả tin nên tin tất cả? Chỉ dựa vào lý trí, người ta lại có nguy cơ khác là thái độ muốn giới hạn tri thức về thực tại và tiêu chuẩn của kinh nghiệm khả giác hoặc khả năng suy luận: những gì không hiểu, không đo lường sờ chạm, đều bị chối từ. Có biết đâu tin như thế cũng không còn là tin nữa, mà xem ra lại gần với sự bất tín! Nếu chỉ dựa vào cộng đoàn thôi, người ta còn có thêm một nguy cơ nữa là thái độ tiêu cực. Bên ngoài có vẻ ngoan ngùy, nhưng thực chất là dấu hiệu của một niềm tin hời hợt. Lúc đạo giáo hưng thịnh xem ra không có vấn đề, nhưng khi sự đạo phải bước vào thầm lặng thì biết đâu bởi vì dễ tin nên cũng dễ bỏ niềm tin trước bất cứ ai?

Thành ra, phải xem trường hợp Tôma như một kinh nghiệm, và cần xem chặng đường niềm tin của ông như một kinh điển cho niềm tin đang dấn bước đi trong cuộc sống. Đừng cứng lòng! Phải chăng là lời gọi hãy xa đi những thái độ không phù hợp, để chẳng những tránh được khủng hoảng, mà dường như còn nghe lại từng ngày lời ân cần đã một lần ngỏ với Tôma ở cuối chặng đường gặp gỡ: “Nhưng hãy tin!”

  1. PHÚC CHO KẺ KHÔNG THẤY MÀ TIN

Cũng từ nỗi oan Tôma, tín hữu hôm nay cảm nhận hơn niềm vui trong đức tin của mình. Niềm vui của Tôma là được thấy Chúa nên tin, còn niềm vui của đời tín hữu lại là tin để được thấy Chúa. Tin như thế là một hạnh phúc.

Trong hạnh phúc ấy, sau này các tông đồ đã qui tụ cho Chúa những kẻ tin, và những kẻ tin sơ khai đã vui mừng cử hành niềm tin của mình một cách sống động, không những qua nghi thức phụng vụ, mà còn qua cách sống cộng đoàn biết chia sẻ và phục vụ lẫn nhau, và niềm hạnh phúc, cuối cùng, sẽ là sức mạnh chiến thắng.

Nhưng với kẻ tin hôm nay, tất cả vẫn còn ở phía trước. Bổn phận của ta là phải khổ công vun đắp niềm tin của mình sao cho thắm đượm hồng ân Thiên Chúa mà vẫn không quên nỗ lực đóng góp của con người, sao cho chan hòa với nhịp sống cộng đoàn mà vẫn không triệt tiêu bản sắc cá nhân. Và một khi niềm tin muốn khơi dậy niềm tin, thì cái bổn phận kia đã trở thành trách nhiệm loan báo hạnh phúc cho những người đồng thời.

Tuy nhiên, phải thú nhận rằng niềm tin hạnh phúc ấy còn lắm nhạt nhòa. Đó đây trong nhịp sống chung Giáo Hội cũng như trong nếp sống riêng mỗi tín hữu, vẫn có thể có những lúc ngại tin hoặc chậm tin vào điều mình không thấy. Nhất là phải hy sinh những hạnh phúc chính đáng thấy được để vươn đến một thứ hạnh phúc ở ngoài tầm nhìn khả giác. Quả là vất vả. Nhưng chính lúc ấy, Tôma xuất hiện như một người bạn tri âm, như một người thầy đã từng trải nghiệm. Và lời Đức Giêsu nói với ông lại trở thành lời vỗ về đem lại sức mạnh. Nghe trong mối phúc thứ chín có lời dặn dò: muốn thấy điều mình tin, hãy bắt đầu bằng cách tin điều mình không thấy; và chừng như cũng có lời ước hẹn:tin điều mình không thấy sẽ được thấy điều mình tin.

Ngày nay nỗi oan Tôma vẫn còn đó. Một mình ông chịu tai tiếng để sau này người ta biết đường mà tránh. Một mình ông chịu quở là cứng lòng tin để tín hữu hiểu rằng phải vượt trên những điều nhìn thấy mới gặp được lối đi hạnh phúc của niềm tin. Và như thế, liệu ta có thể bảo rằng nỗi oan Tôma là một nỗi oan hạnh phúc? Cùng với mầu nhiệm đức tin khi bánh rượu được truyền phép hôm nay, ta sẽ lặp lại lời tuyên xưng của Tôma. Để xin thêm đức tin cho những tấm lòng còn nghi ngại, củng cố đức tin cho những người đang yếu đuối, và xin được hạnh phúc cho mọi kẻ tin.

Về mục lục

.

 

GẶP GỠ ĐỨC KITÔ PHỤC SINH

Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt

Trong suốt tuần Bát Nhật, từ đêm vọng Phục sinh tới hôm nay, Chúa nhật 2 Phục sinh, các bài đọc đã trình bày cho ta nhiều lần Đức Kitô phục sinh hiện ra. Từ những lần thấy Đức Kitô phục sinh hiện ra ấy, các môn đệ đã có những cảm nghiệm sau đây:

  1. Cảm nghiệm đầu tiên là, Đức Kitô đồng hành với họ trên mọi nẻo đường.

Đức Kitô phục sinh không còn bị giới hạn trong không gian. Người có thể cùng lúc xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau. Người xuất hiện trong vườn, gần mồ chôn Người. Người xuất hiện bên bờ hồ, nơi các môn đệ đang chài lưới. Người xuất hiện ở làng Emmau, cách Giêrusalem một quãng đường dài. Người xuất hiện trong phòng đóng kín cửa, nơi các môn đệ tụ họp. Sau này, Người còn xuất hiện ở mãi tận Damas, bên nước Syrira, nơi Phaolô lùng bắt người theo đạo. Không gian xa xôi không làm chậm bước Ngài. Không gian khép kín không ngăn được bước Ngài. Đức Kitô phục sinh ra khỏi mồ có mặt trên mọi nẻo đường của cuộc sống.

Đức Kitô phục sinh cũng không bị giới hạn trong thời gian. Người xuất hiện với Maria khi trời còn đẫm sương khuya. Người xuất hiện bên bờ hồ với các môn đệ khi bình minh vừa ló rạng. Người xuất hiện trong phòng tiệc ly ngay giữa ban ngày. Người xuất hiện ở Emmau khi trời sụp tối. Trong mọi lúc của cuộc đời, Đức Kitô luôn có mặt. Không có thời gian nào Người không ở bên ta.

Đức Kitô phục sinh không còn bị giới hạn, trong một cảnh ngộ cuộc sống nhất định. Trong vườn, Người xuất hiện như người làm vườn.. Bên những người chài lưới, Người xuất hiện như một bạn chài chuyên nghiệp, rành rẽ đường đi của đàn cá. Trên đường Emmau, Người xuất hiện như một khách hành hương, đồng hành với hai linh hồn buồn bã, e ngại đường xa. Người xuất hiện để khích lệ các môn đệ đang lo buồn sợ hãi. Người xuất hiện để soi chiếu niềm nghi ngờ tăm tối của Tôma.

  1. Cảm nghiệm thứ hai là, Đức Kitô phục sinh khơi dây niềm bình an, tin tưởng.

Biết các môn đệ đang buồn sầu, bối rối, bấn loạn sau cái chết của Thầy, Đức Kitô phục sinh mỗi lần hiện ra, đều chúc các ông: “Bình an cho các con”. Người còn thổi hơi vào các ông và nói: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”.

Cử chỉ thổi hơi nhắc cho ta nhớ lại việc sáng tạo. Khi ấy vũ trụ còn là một khối hỗn mang, vô định hình. Rồi Thần Linh Chúa bay là là trên mặt nước. Nhờ đó mọi vật dần dần có hình hài vóc dáng, đi vào trật tự, ổn định.

Sau cuộc khổ nạn của Đức Kitô, tâm hồn các môn đệ cũng tan nát như một khối hỗn mang, vô định hình. Đức Kitô thổi hơi ban Thánh Thần trong một tạo dựng mới, đem lại trật tự ổn định, uốn nắn các môn đệ thành những con người mới, tràn đầy bình an của Chúa Thánh Thần. Sau khi gặp Đức Kitô phục sinh, Maria buồn bã trở nên vui tươi, hai môn đệ Emmau u sầu tuyệt vọng trở nên phấn khởi, các môn đệ chài lưới mệt mỏi rã rời được hồi phục sức lực, các môn đệ sợ sệt bối rối ẩn núp trong phòng được bình an, Tôma nghi nan bối rối được vững niềm tin mến. Đức Kitô phục sinh chính là niềm bình an cho các ông.

  1. Cảm nghiệm thứ ba, cũng là cảm nghiệm quan trọng nhất, Đức Giêsu phục sinh làm cho cuộc đời có ý nghĩa.

Sau khi Đức Kitô bị hành hình, cả một bầu trời sụp đổ. Các môn đệ tuyệt vọng. Họ sống trong lo sợ, buồn bã, chán chường. Không, họ không còn sống nữa vì cuộc đời đối với họ chẳng còn ý nghĩa gì. Họ như đã chết với Thầy. Chỉ còn nỗi lo sợ, nỗi buồn, niềm tuyệt vọng sống trong họ thôi. Đức Kitô là linh hồn của họ. Linh hồn đã ra đi. Xác sống sao được.

Khi Đức Kitô phục sinh trở lại, những xác chết bỗng hồi sinh, những bộ xương khô bỗng chỗi dậy, mặc lấy da thịt, trở lại kiếp người, những trái tim nguội lạnh trở lại nhịp đập, ánh mắt nụ cười lại rạng rỡ tươi vui, vì cuộc sống từ nay có một linh hồn, cuộc sống từ nay có một ý nghĩa.

  1. Cảm nghiệm cuối cùng là, Đức Kitô phục sinh sai họ đi loan báo Tin Mừng Phục sinh.

Đức Giêsu Phục sinh đã biến đổi toàn bộ cuộc đời các môn đệ. Đức Kitô phục sinh là Tin Mừng lớn lao trọng đại đem lại ý nghĩa cho cuộc đời. Nên các môn đệ không thể không loan báo Tin Mừng lớn lao đó. Maria lập tức chạy về loan tin cho các môn đệ, mời Phêrô và Gioan đến xem ngôi mộ trống. Hai môn đệ Emmau lập tức trở về Giêrusalem bất chấp trời đã tối đen. Phêrô chạy bay ra mồ dù còn sáng sớm và còn bị nỗi sợ người Do Thái ám ảnh. Và sau này, Phaolô, sau khi ngã ngựa, đã trở thành một người loan báo Tin Mừng không biết mệt mỏi.

Hôm nay chính Đức Kitô Phục Sinh nói với các ông: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”.

Tất cả những người đã thấy Đức Giêsu Phục Sinh đều trở thành những sứ giả loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Tất cả các môn đệ đều đã lấy máu mình mà làm chứng cho lời rao giảng. Vì Đức Kitô phục sinh là một Tin Mừng không thể không chia sẻ. Vì lệnh sai đi của Đức Kitô là một lệnh truyền không thể chống cưỡng. Như Thánh Phaolô sau này đã nói: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”.

Hôm nay Đức Giêsu Phục Sinh cũng đang hiện diện bên ta. Người luôn ở bên ta trong mọi thời gian. Từ buổi bình minh khi ta mới chào đời cho đến lúc mặt trời chói lọi của tuổi thanh niên. Từ lúc xế chiều của đời xế bóng cho đến lúc bóng đêm tuổi già phủ xuống đời ta.

Người vẫn ở bên ta trong mọi không gian: trong nhà thờ, nơi trường học, ở sở làm, nơi giải trí, trong gia đình, trong chòm xóm.

Người vẫn ở bên ta trong mọi cảnh ngộ vui buồn của cuộc đời. Người ở bên em bé mồ côi đang khóc đòi vú me. Người ở bên em học sinh đang miệt mài đèn sách. Người ở bên cô thiếu nữ đau buồn vì bị tình phụ. Người ở bên chàng thanh niên lạc hướng giữa ngã ba đường. Người ở bên những cuộc đời bế tắc không lối thoát.

Chỉ cần quay đầu, dừng bước là gặp được Người. Hãy khao khát đón chờ Người. Hãy tỉnh thức lắng nghe tiếng bước chân Người. Bước chân Người rất nhẹ nhàng, không ồn ào. Đừng bỏ lỡ cơ hội gặp Người.

Gặp được Người, lòng ta sẽ bình an, linh hồn ta sẽ hồi sinh, cuộc đời ta sẽ sống, sống mãnh liệt, sống phong phú, sống dồi dào.

Lạy Đức Kitô Phục Sinh, con đang chìm trong cái chết dần mòn. Xin hãy đến và cho con được Phục Sinh với Người.

Về mục lục

.

ĐỊNH NGHĨA LÒNG THƯƠNG XÓT

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Hôm nay lễ lòng thương xót Chúa. Thiết tưởng chúng ta cần hiểu lòng thương xót nghĩa là gì? Thương xót nghĩa là sự biểu lộ lòng xót xa đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn. Lòng thương xót đối với Chúa còn là sự khao khát muốn làm vơi đi những nỗi đau khổ đó. Như vậy, lòng thương xót của Chúa là sự biểu lộ tình thương trước những hoàn cảnh khó khăn của dân Chúa.

Lòng thương xót của Chúa không như con người. Vì con người thương xót nhưng có chọn lựa, có tính toán. Cùng hoàn cảnh nhưng chúng ta thương người này và có thể ghét người kia. Thế nhưng, lòng thương xót của Chúa thì trải rộng cho mọi người. Không toan tính. Không chọn lựa. Ngài yêu thương con người bất kể tình trạng luân lý của họ. Bởi vi, Chúa vẫn yêu thương chúng ta ngay khi chúng ta còn là tội nhân.

Thế nên, lòng thương xót của con người chúng ta thì giới hạn. Chúng ta có thể xót thương kẻ cơ hàn. Xót thương những người già yếu, bệnh tật bị bỏ rơi. Xót thương những trẻ nhỏ bị lạm dụng, bị bóc lột nơi cha mẹ hay người nuôi dưỡng. Và chắc chắn  chúng ta sẽ chẳng bao giờ xót  thương những phường tội lỗi như: trộm cắp, mại dâm, hay tham ô. Chúng ta thường không thương xót họ mà có khi còn nguyền rủa họ.

Lòng thương xót Chúa thì không giới hạn. Ngài yêu thương mà không cần nhìn xem họ là ai? Ngài chỉ bận tâm đến nhu cầu của con người và ra tay nâng đỡ. Thánh Kinh bảo rằng: Nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi được. Thế nhưng, Chúa đã không chấp tội con người, Ngài cũng không giáng phạt theo như tội ta đã phạm. Lòng thương xót của Chúa trải rộng trên con người. Trên người lành cũng như người dữ. Ngài luôn biểu lộ lòng thương xót cho bất cứ ai đến với Ngài. Lòng thương xót ấy không dừng lại ở nơi kẻ yêu Ngài mà còn dành cho cả kẻ ghét Ngài, xỉ nhục và kết án Ngài. Chính trong đau thương khổ nhục mà Ngài vẫn xót thương những kẻ đang hành hạ Ngài khi Ngài cầu nguyện cùng Cha: Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm.

Có lẽ với bản tính con người, chúng ta sẽ thù hận kẻ giết hại chúng ta một cách oan uổng. Có lẽ chúng ta cũng kinh tởm kẻ vô ơn, phản bội với chúng ta. Thế mà, Chúa Giê-su dường như không còn nhớ đến tội lỗi của con dân thành Giê-ru-sa-lem. Ngài đã tha thứ cho kẻ làm nhục Ngài. Ngài cũng tha thứ cho những môn đệ đã bỏ Ngài trong tuần thương khó.

Vâng, khi Chúa sống lại Ngài không tìm ai để trách móc, kêu oan. Và dường như Ngài cũng không bận tâm đến lỗi lầm của các môn sinh. Ngài đã trao bình an cho các môn sinh mỗi khi hiện ra với họ. Ngài biết trong lòng các ông còn một nỗi buồn vì phản bội, vì bỏ rơi Thầy trong gian nguy. Ngài biết sau khi Chúa sống lại lòng các tông đồ còn rối bời hoang mang lo sợ, bất an vì mặc cảm tội lỗi, mặc cảm phản bội Thầy. Chúa đã biết điều đó nên đã đi bước trước để ban bình an cho các ông.

Sứ điệp lễ lòng Chúa thương xót là sứ điệp của yêu thương. Thiên Chúa vẫn tiếp tục xót thương dân Người. Lòng thương xót của Chúa không bị tội lỗi của con người cản trở mà vẫn đong đầy cho những ai đến với Ngài. Lòng thương xót Chúa vẫn xoa dịu những ai đang bất an vì tội lỗi. Lòng thương ấy vẫn đang chữa lành cho những ai đang đau khổ bệnh tật tâm hồn hay thể xác. Lòng thương xót ấy vẫn là căn tính của Thiên Chúa rất yêu thương và xót thương dân Người.

Ước gì mỗi người chúng ta biết tín thác vào lòng thương xót Chúa cho dẫu chúng ta còn mang đầy những vết thương của yếu đuối lỗi lầm. Hãy để cho lòng thương xót Chúa chữa lành những tật nguyền của chúng ta. Ước gì khi chúng ta đã hưởng nếm lòng thương xót vô bờ của Chúa thì cũng biết trao ban lòng thương xót ấy cho anh em. Xin Chúa ban cho chúng ta cũng có một tấm lòng bao dung để gạt qua những thành kiến, những đố kỵ, ghen tương mà đón nhận nhau trong yêu thương chia sẻ. Xin Chúa giúp chúng ta cũng trở thành một chứng nhân cho lòng thương xót của Chúa bằng tình yêu hiến dâng phục vụ tha nhân. Amen.

Về mục lục

.

CỘNG ĐOÀN ĐỨC TIN

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Cả bốn Tin mừng đều thuật lại những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh với những cá nhân (Ga 20,14-17; Mt 27,5-7; Lc 24,25-31; Mc 16,9-13) và những nhóm môn đệ khác nhau (Mt 28,16-20; Lc 24,36-49; Ga 21,1-23).

Tường thuật Chúa Phục Sinh đến với Nhóm Mười Hai vào ngày thứ nhất trong tuần có một tầm quan trọng đặc biệt. Nhóm Mười Hai trở thành nền tảng của cộng đoàn Đức Tin, thành những chứng nhân mắt thấy tai nghe về Chúa Phục Sinh, để loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người (x. Cv 4,20).

Khi Chúa đến với Nhóm Mười Hai lần đầu tiên vào chiều ngày thứ nhất trong tuần thì Tôma vắng mặt. Các Tông đồ đã nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa” (Ga 20, 25). Đây vừa là lời tuyên xưng đức tin vừa là lời làm chứng về Chúa Phục Sinh. Những lời này có tác dụng chuẩn bị và khơi dậy đức tin đang phai nhạt nơi Tôma.

Tám ngày sau, cũng trong cộng đoàn đó, Tôma tìm lại được đức tin của mình. Chính cộng đoàn đã thắp sáng lên niềm tin cho người anh em. Bởi đó, khi Chúa Phục Sinh với lời mời gọi yêu thương: “Tôma, hãy xỏ ngón tay con vào lỗ đinh, hãy đặt bàn tay con vào cạnh sườn Thầy.Chớ cứng lòng nhưng hãy tin”, lập tức Tôma được biến đổi từ bóng tối nghi nan sang ngời sáng niềm tin “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,28).

Khuyết điểm lớn nhất của Tôma là tự mình tách rời khỏi các Tông Đồ khác, xa cách đời sống cộng đoàn. Trong sự choáng váng, thất vọng, chán nản, trong tâm trạng hoài nghi, đau khổ, Tôma đã tự nhốt mình trong nỗi cô đơn xa lánh anh em. Vì Tôma muốn tìm quên lãng trong sự phiền muộn nên đã đánh mất cơ hội gặp Chúa Phục Sinh. Chỉ đến khi tham gia trở lại với cộng đoàn, Tôma mới gặp gỡ Chúa và nhờ đó ông đã tìm lại được lòng tin mạnh mẽ, kiên trung. Hành trình của Tôma đi qua ba giai đoạn: vắng mặt, nghi ngờ và tuyên xưng đức tin.

Truyền thống Giáo hội kể lại, Tông đồ Tôma qua Ấn độ truyền giáo và chịu tử đạo ở đó.

Đức tin của người tín hữu được trao ban và nhận lãnh nơi cộng đoàn giáo xứ. Nơi cộng đoàn này, người tín hữu được nuôi dưỡng và lớn lên trong đức tin, hoặc tìm lại được niềm tin của mình.

Đức tin Kitô giáo vừa có chiều kích cộng đoàn vừa có chiều kích cá nhân. Đức tin cá nhân được cộng đoàn nuôi dưỡng và làm thành đức tin cộng đoàn. Cộng đoàn lớn lên và phát triển là nhờ đức tin cá nhân. Cộng đoàn làm cho đức tin cá nhân phong phú và độc đáo.

Lời Chúa được công bố giữa cộng đoàn Thánh Thể chính là Lời Phục Sinh, mỗi người tín hữu lắng nghe và chấp nhận cho riêng mình. Mỗi người, nhờ lòng tin và lòng mến mà Lời Chúa sẽ sinh hoa kết quả trong tâm hồn.

Mình Máu Chúa được trao ban cho mọi tín hữu trong cộng đoàn Thánh Thể, mỗi cá nhân tín hữu lại đón nhận với mức độ đức tin khác nhau. Người tín hữu phải đủ đức tin khi rước Thánh Thể của Đấng đã chết và sống lại.Không chỉ ăn uống Mình Máu Chúa mà còn là gặp gỡ riêng tư với Chúa Phục Sinh như Tôma vậy.Trong cuộc gặp gỡ riêng tư này, người tín hữu được đón nhận sự sống dồi dào vào tâm hồn mình.

Đời sống cộng đoàn thật quan trọng cho niềm tin người tín hữu. Thánh Gioan Phaolô II trong Tông Huấn “Người Kitô hữu giáo dân” đã đưa ra bốn hình ảnh về giáo xứ, cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn Thánh Thể.

* Giáo xứ là một gia đình của Thiên Chúa chan hoà tình bác ái huynh đệ: mọi người được đón tiếp chân thành,được sống trong bầu khí bác ái,được cảm thấy mình được kính trọng, được yêu thương che chở,ai cũng cảm thấy mình thuộc về giáo xứ là một vinh dự.

* Giáo xứ là một cộng đoàn nuôi dưỡng đức tin: Mọi người được bồi dưỡng đức tin, được kêu gọi sống đức tin, được giúp hiểu biết các vấn đề đức tin. Các Thánh lễ, các giờ giao lý,các buổi cầu nguyện luôn hướng về Thiên Chúa, được Lời Chúa và lời Giáo hội soi sáng để người tín hưũ hiểu biết những biến cố cuộc đời.

* Giáo xứ là một cộng đoàn có tổ chức: Mọi người được sắp xếp trong một hệ thống trật tự, có phân công, có trách nhiệm.Tất cả liên hệ với nhau trong tinh thần hiệp thông, cộng tác, trách nhiệm để xây dựng giáo xứ tốt đẹp.

* Giáo xứ là một cộng đoàn truyền giáo: Đây là hình ảnh mà Công Đồng Vatian II đề cao nhất, hình ảnh cộng đoàn truyền giáo. Mọi người được nuôi dưỡng đức tin, được sống tình bác ái để ra đi truyền giáo, loan báo Tin Mừng Phục Sinh, rao truyền niềm vui, niềm hy vọng như cộng đoàn Nhóm Mười Hai đã ra đi đến với muôn dân.

Năm nay là năm Phúc-âm-hóa đời sống giáo xứ, Đức Giám Mục Phan Thiết nói về 3 hình ảnh giáo xứ: cộng đoàn phụng vụ, cộng đoàn Lời Chúa và cộng đoàn hiệp thông (i).

* Giáo xứ là cộng đoàn phụng vụ: Phúc-âm-hóa đời sống giáo xứ chính là canh tân tâm hồn để cử hành hoặc tham dự phụng vụ một cách linh hoạt và sốt sắng. Linh mục quản xứ bảo đảm cho sinh hoạt phụng vụ được cử hành đầy đủ, không chỉ nghiêm túc theo chữ đỏ mà còn sốt sắng theo lòng tin trong Giáo Hội; còn giáo dân làm thành cộng đoàn phụng vụ cũng cần tham dự cách chủ động, không như khán giả xem buổi trình diễn mà như những tham dự viên cùng hiệp thông dâng lễ.

* Giáo xứ là cộng đoàn Lời Chúa: Qua thánh lễ hằng ngày, Giáo Hội đã dọn phần phụng vụ Lời Chúa như một bữa ăn với đủ chất bổ dưỡng, mùa nào thức ấy. Nhưng người ta sống không bởi những gì mình ăn vào mà bằng những gì mình tiêu hóa được, nên vấn đề đặt ra cho giáo xứ là phải làm sao nhận thức được Lời Chúa như thực phẩm bổ dưỡng đã vậy, mà còn biết vận dụng tối đa để Lời Chúa sinh hoa kết quả trong đời sống. Điều này tùy thuộc ở nhiều phía. Phía các chủ chăn, như Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở qua Tông Huấn “Niềm Vui Tin Mừng”, là cần cống hiến thời giờ, khả năng và công sức để trình bày Lời Chúa phù hợp với tầm hiểu biết và điều kiện sống của cộng đoàn, đi kèm với đời sống nhiều gương mẫu nữa. Sống điều mình giảng để có thể chu toàn nhiệm vụ một cách thuyết phục. Còn phía giáo dân, hãy đón nhận Lời Chúa được giảng giải với tâm hồn đơn sơ khát khao rộng mở, không nhằm bổ sung kiến thức cho bằng bổ dưỡng tâm linh, không tìm sự vui tai cho bằng việc lay động tâm hồn và đổi mới đời sống.

* Giáo xứ là cộng đoàn hiệp thông: Khi chuyên cần việc phụng vụ và siêng năng tham dự bàn tiệc Lời Chúa, giáo xứ sẽ có một đời sống chan chứa tình hiệp thông, như các tín hữu thuở ban sơ. Đó là sự đồng tâm nhất trí của mọi người trong cộng đoàn dưới sự lãnh đạo của các tông đồ, khiến chẳng ai màng chi tới phận riêng, chỉ mong sao cho cuộc sống chung được triển nở. Chúa Kitô là Đầu quy tụ và nối kết mọi Kitô hữu trong cùng một mạch sống cứu độ duy nhất. Đó là hiệp thông giáo lý tinh tuyền do các tông đồ truyền lại. Từ hiệp thông giáo lý đến hiệp thông đời sống, trong đó mọi người biết chia vui sẻ buồn với nhau và biết nâng đỡ cũng như giúp đỡ lẫn nhau trong các nhu cầu tinh thần và vật chất. Thời nay thật khó mà gặp được lối sống hiệp thông như thời các tông đồ, nhưng với nỗ lực xây dựng từ những điều nhỏ nhất, chúng ta có thể làm cho bộ mặt giáo xứ dần dần thay đổi tích cực (ii).

Cộng đoàn phụng vụ ngày Chúa Nhật là điểm hẹn chính thức và thường xuyên của Chúa Phục Sinh với các tín hữu.Không nên lỗi hẹn với Chúa trong các cuộc họp cộng đoàn ( x.Dt 10,25). Cần chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh. Người luôn có mặt để giải thích Kinh Thánh đồng thời mở lòng mở trí cho các tín hữu hiểu Lời Người (x.Lc 24, 32.45) và hiến ban chính mình để nuôi sống người tín hữu.

Tôma đã nhờ cộng đoàn yêu thương nâng đỡ mà tìm lại được niềm tin. Tôma tìm lại được đức tin nhờ sự giúp đỡ của cộng đoàn. Chúa ban lại đức tin cho Tôma khi ông ở giữa cộng đoàn.Nơi Tôma có cái gì đáng yêu đáng ngưỡng mộ, tuy cứng lòng tin nhưng lại dễ dàng khiêm nhường đón nhận những góp ý chân thành của cộng đoàn. Nhờ Tôma mà chúng ta có được mối phúc thứ chín: “Phúc cho ai không thấy mà tin” (Ga 20, 29). Mỗi tín hữu vững tin sẽ thấy điều mình tin để nói được rằng: “Tôi đã thấy Chúa” (Ga 20,18), nhờ đó cả cộng đoàn cũng đều nói lên : “Chúng tôi đã thấy Chúa”(Ga 20,25).

Sách Công vụ cho biết: cộng đoàn Hội Thánh sơ khai là cộng đoàn cầu nguyện, cộng đoàn đức tin, cộng đoàn đức ái và là cộng đoàn chứng nhân. Nhờ gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh, đón nhận được ơn phục sinh nên các ngài đã hoàn toàn đổi mới, trở thành những con người mới. Đó là một cộng đoàn phục sinh. Cộng đoàn giáo xứ khi thực hành phụng vụ, nghe và sống Lời Chúa, yêu thương và hiệp thông, thì sẽ là cộng đoàn phục sinh tiên báo cuộc sống hạnh phúc trên Nước Trời.

——————–

(i) Thư mục vụ đầu năm mới 2015.

(ii) x. gpphanthiet.com

Về mục lục

.

 
PHỤC SINH: TẠO DỰNG CON NGƯỜI MỚI TRONG THẦN KHÍ THỨ THA

Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB

Theo tông đồ Gio-an, lần Đức Ki-tô Giê-su hiện ra trước đông đủ các môn đệ, sau khi Người sống lại (việc hiện ra lần hai có mặt Tô-ma càng nhấn mạnh sự đông đủ này) có một tầm quan trọng rất lớn. Sau những lời chào hỏi và tự giới thiệu, Người đã tuyên bố một điều và làm một cử chỉ long trọng hầu biểu lộ trọn vẹn bản chất sâu xa nhất của tông đồ đoàn và của người môn đệ, tức là của những kẻ tin và thuộc về Người – của Hội Thánh. Ngài thổi Sinh Khí mới vào các môn đệ và sai các ông ra đi để thứ tha, “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em… Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Nếu trước đó Người đã ‘cho các ông xem tay và cạnh sườn’ thì cũng chỉ là để cho các ông nhận ra Con Người Phục Sinh cũng chính là Con Người Cứu Chuộc. Con Người đó đã được Chúa Cha sai đến để cứu rỗi trần gian, “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16). Người Con này, một khi đã sống lại, thì cũng yêu thế gian đến nỗi đã sai các môn đệ của mình đi, hầu tiếp tục sứ vụ làm cho thế gian khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.

‘Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”’.

Cũng như trong cuộc tạo dựng đầu tiên, hơi thở của Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào con người, thì cũng vậy hơi thở của Đức Giê-su Ki-tô Phục Sinh thổi Thần Khí vào các môn đệ, hầu các ông trở thành tạo vật mới. Nếu thổi hơi lần đầu đã ban cho con người quyền sống để làm bá chủ muôn loài (St 2:7), thì hơi thổi lần hai này ban cho người môn đệ ơn tha thứ, để rồi họ cũng thi hành quyền thứ tha cho hết mọi người “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha…” Nếu Thiên Chúa tạo dựng là Thiên Chúa hằng sống, và ai nhận được hơi thở của Ngài sẽ có sự sống và có khả năng thông truyền sự sống (St 1:28), thì Đức Ki-tô Phục sinh là Thiên Chúa của thứ tha và xót thương nên ai nhận được hơi thở của Người cũng được tha thứ và có khả năng làm lan tỏa thứ tha tới hết mọi người. Như thế trong Thần Khí Đức Ki-tô Phục Sinh, người môn đệ trở nên tạo vật mới đầy tràn sức sống của thứ tha. Nếu mọi con người đều có quyền sống, thì mọi Ki-tô hữu đều có quyền sống thứ tha. Nếu mọi người nhân loại đều phải bảo vệ sự sống và truyền sinh, thì mọi Ki-tô hữu trong Hội Thánh đều phải bảo vệ ơn tha tội và thúc đẩy việc thứ tha. Tôi thiết tưởng cái gọi là ‘quyền tha tội và cầm buộc’ của Hội Thánh phải được hiểu theo nghĩa và nội dung này.

Về mặt này tôi rất tâm đắc với nhận xét của Hurault trong Christian Community Bible: ‘Ki-tô hữu càng nỗ lực tiến xa trong đời sống thiêng liêng luân lý, thì càng thấy mình chưa được hoàn toàn giải thoát khỏi tội lỗi. Do đó họ càng cảm nhận ơn tha tội là một quà tặng và quyền lợi lớn lao nhất được ban cho Hội Thánh. Tội không phải chỉ là những lỗi luân lý phạm hàng ngày, trong đó phần sai lầm và yếu đuối là chính. Tội thực ra là từ chối hay e sợ nộp mình cho Thiên Chúa tình yêu và tha thứ, là Đấng duy nhất có khả năng đưa chúng ta đến một cuộc sống hoàn toàn trần trụi, nhưng lại hoàn toàn viên mãn. Một khi tha tội cho chúng ta, Người ban cho ta khả năng biết tự nộp mình cho Người. Nói cách khác, đó là khả năng tha thứ, là sức mạnh duy nhất có thể cho phép ta giải quyết và giải phóng mọi kiểm tỏa của con người… Thái độ dung thứ là bí quyết vô cùng quí giá mà Hội Thánh phải xem là tài sản độc đáo nhất của mình, là Tin Mừng mình đón nhận và trao ban cho thế giới… Ki-tô hữu lãnh nhận bí tích rửa tội tức là họ ý thức thân phận tội lỗi trường kỳ của mình, họ đón lấy hơi thở Thần Khí thứ tha của Thiên Chúa, và họ quyết sống tình yêu tha thứ này luôn mãi trong đời mình và trong mọi tương quan với tha nhân. Tha thứ, đối với họ, là quyền sống căn bản nhận được từ Đức Ki-tô Phục Sinh, mà họ sẽ cố bảo vệ bằng mọi giá.’ Ai càng thuộc về tông đồ đoàn, thì càng phải cảm nhận được hơi thở tha thứ của Đức Ki-tô Phục Sinh. Càng là tín hữu trung kiên trong Hội Thánh, tôi càng phải sở đắc và sống sung mãn ơn cứu chuộc và thứ tha.

Tôi thiết nghĩ, trong tư cách một linh mục của Hội Thánh, tôi là người trước hết phải nắm bắt được bản chất thánh thiện đích thực này của Hội Thánh, và thi hành quyền ‘thứ tha’ mà Đức Ki-tô đã ban cho Hội Thánh trong Thánh Thần với tất cả sự khẩn trương và quảng đại. Đặc biệt thế giới ngày nay, đặc biệt giới trẻ, đang trông chờ được Hội Thánh chính thức trình bày khuôn mặt thật này của Đức Ki-tô Phục Sinh.

Lạy Chúa Phục Sinh, xin thổi hơi Thần Khí một lần nữa trên con và trên mọi tín hữu như Chúa đã thổi trên các môn đệ trong lần hiện ra đầu tiên. Trong đêm Phục Sinh, con đã tuyên xưng mình muốn sống Ki-tô hữu cách trọn vẹn hơn. Xin dạy cho con hiểu rằng, sống Ki-tô hữu là giữ trọn quyền được tha thứ và thứ tha cho tha nhân. Xin hãy sai con đi làm chứng tá cho tình yêu Phục Sinh của Chúa. A-men.

Về mục lục

.

 

TIN ĐỂ ĐƯỢC SỐNG

Trầm Thiên Thu

Qua Thánh nữ Maria Faustina Kowalska (1905-1938, Dòng Đức Mẹ Thương Xót – O.L.M., Our Lady of Mercy), Chúa Giêsu đã muốn Giáo Hội dùng Chúa Nhật II Phục Sinh để đặc biệt tôn kính Lòng Chúa Thương Xót (*). Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng, vấn đề là chúng ta phải biết tin vào tình yêu thương đó, như Chúa Giêsu đã dạy: “Ly Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài”.

Có nhiều dụ ngôn nói về Lòng Chúa Thương Xót (LCTX), nhưng hôm nay, nhân vật “nổi bật” được nhắc tới là Tông đồ Tôma – người có “biệt danh” là Tông-Đồ-Cứng-Lòng-Tin. Nhưng tất cả chỉ là “chuyện nhỏ”, vì chính Con Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô, đã thực hiện lòng thương xót trên đồi Gôn-gô-tha, và “đại ca” Dismas là người được hưởng LCTX ngay buổi chiều hôm đó. Thật kỳ diệu xảy ra ngay lập tức nếu chúng ta thật lòng tin vào LCTX.

Đức tin rất quan trọng và rất cần thiết, vì nh tin mà sng, như Chúa Giêsu đã xác định với cô Mác-ta: “Chính Thy là s sng li và là s sng. Ai tin vào Thy, thì dù đã chết, cũng s được sng. Ai sng và tin vào Thy, s không bao gi phi chết ” (Ga 11:25-26). Chính Chúa Giêsu đã sống lại trước sự kinh ngạc của mọi loài, nhờ sự phục sinh của Ngài mà mọi loài nên mới, tưng bừng rộn rã: “Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy vui mng hoan h” (Tv 118:24).

Dù đức tin của chúng ta còn non yếu, nhưng chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã và đang được hưởng LCTX qua từng ngày sống. Vì thế, chúng ta phải thực hiện lời khuyên của Thánh Vịnh: “Hãy cm t Chúa, vì Chúa ho tâm, vì đc t bi ca Người muôn thu” (Tv 118:1). Đức từ bi đó cũng chính là lòng thương xót. Niềm hạnh phúc cứ tiếp tục dâng cao, lan tỏa… Và cuối năm nay, ĐGH Phanxicô sẽ mở Năm Thánh Từ Bi Thương Xót, thời gian từ 8-12-2015 tới 20-11-2016.

Sau khi Chúa Giêsu phục sinh và lên trời, “cộng đoàn tín hữu đầu tiên đông đảo lắm, nhưng họ chỉ có một lòng một ý, không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, mọi sự đều là của chung” (Cv 4:32). Họ sống như vậy là sống theo di ngôn của Chúa Giêsu: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thy đã yêu thương anh em (Ga 13:34; Ga 15:12). Đó cũng chính là sống và thực thi lòng thương xót theo Tôn Ý Ngài. Chúng ta đã và đang được Thiên Chúa thương xót thì chúng ta cũng phải biết thương xót nhau. Đó là hệ lụy tất yếu vậy!

Kinh Thánh cho biết thêm: “Nh quyn năng mnh m Thiên Chúa ban, các Tông Đ làm chng Chúa Giêsu đã sng li. Và Thiên Chúa ban cho tt c các ông di dào ân sng. Trong cng đoàn, không ai phi thiếu thn, vì tt c nhng người có rung đt nhà ca, đu bán đi, ly tin, đem đt dưới chân các Tông Đ. Tin y được phân phát cho mi người, tuỳ theo nhu cu” (Cv 4:33-35). Có Chúa, sống vì Chúa và vì tha nhân, người ta sẽ an tâm, chẳng lo gì cả. Đó mới là hạnh phúc và tự do đích thực!

Kinh Thánh luôn nhắc đi nhắc lại: “Muôn ngàn đi Chúa vn trn tình thương (Tv 118:2-4). Dù là ai, từ dân Ít-ra-en tới nhà A-ha-ron, từ người kính sợ Chúa tới tội nhân, cũng đều hân hoan xưng tụng như vậy. Lời xưng tụng đó cũng chính là lời xưng tụng LCTX bao la muôn thuở. Không xưng tụng sao được, vì “tay hữu Chúa đã ra oai thần lực, tay hữu Chúa giơ cao, tay hữu Chúa đã ra oai thần lực”, nhờ vậy mà “tôi không phải chết, nhưng tôi sẽ sống, để loan báo những công việc Chúa làm”, và dù “Chúa sửa phạt tôi, nhưng không nỡ để tôi phải chết” (Tv 118:16-18). Quả thật, lòng thương xót của Thiên Chúa quá đỗi bao la, quá đỗi nhân từ, quá đỗi kỳ diệu!

Phàm nhân không thể nào hiểu nổi, vì LCTX vượt quá trí hiểu của con người. Thật vậy, Thiên Chúa đã tuyên phán qua miệng ngôn sứ Isaia: Có ph n nào quên được đa con thơ ca mình, hay chng thương đa con mình đã mang nng đ đau? Cho dù nó có quên đi na, thì Ta, Ta cũng chng quên ngươi bao gi” (Is 49:15). Ôi, LCTX cao vời khôn ví, chúng ta chỉ còn biết cúi đầu tôn kính và cảm tạ! Vâng, bức tượng làm sao hiểu nổi người tạc tượng? Thụ tạo làm sao hiểu nổi Tạo Hóa? Chắc chắn như vậy. Và điều kỳ diệu đã thực sự xảy ra: “Tng đá th xây nhà loi b li tr nên đá tng góc tường. Đó chính là công trình ca Chúa, công trình kỳ diu trước mt chúng ta” (Tv 118:22-23).

Nhờ TIN mà được SỐNG. Ngược lại, KHÔNG TIN thì KHÔNG ĐƯỢC SỐNG, tức là PHẢI CHẾT. Tin là khôn ngoan, không tin là ngu dại. Vậy thì tại sao lại không TIN để ĐƯỢC SỐNG đời đời?

Thánh Gioan, con-người-của-tình-yêu, đã lý luận rất lô-gích: “Phàm ai tin rng Đc Giêsu là Đng Kitô, k y đã được Thiên Chúa sinh ra. Và ai yêu mến Đng sinh thành thì cũng yêu thương k được Đng y sinh ra. Căn c vào điu này, chúng ta biết được mình yêu thương con cái Thiên Chúa: đó là chúng ta yêu mến Thiên Chúathi hành các điu răn ca Người” (1 Ga 5:1-2). Yêu thương liên quan niềm tin, và ngược lại. Hai vấn đề nhưng không thể tách rời.

Thánh Gioan giải thích: “Qu tht, yêu mến Thiên Chúa là tuân gi các điu răn ca Người. Mà các điu răn ca Người có nng n gì đâu, vì mi k đã được Thiên Chúa sinh ra đu thng được thế gian. Và điu làm cho chúng ta thng được thế gian, đó là lòng tin ca chúng ta” (1 Ga 5:3-4). Rõ ràng YÊU và TIN là hai “đầu mối” của một sợi dây, không thể có đầu này mà không có đầu kia. Nghe rất đơn giản, luật rất “nhẹ” (có nặng nề gì đâu), thế nhưng lại không hề đơn giản để thực thi cho vuông tròn!

Về “nguồn mạch đức tin”, Thánh Gioan cho biết: “Ai là k thng được thế gian, nếu không phi là người TIN rng Đc Giêsu là Con Thiên Chúa? Chính Đc Giêsu Kitô là Đng đã đến, nh NƯỚC và MÁU; không phi ch trong nước mà thôi, nhưng trong nước và trong máu. Chính Thn Khí là chng nhân, và Thn Khí là s tht” (1 Ga 5:5-6). Nói gì thì nói vẫn liên quan đức tin, có tin thì mới hành động. Đó là hành động gì? Yêu thương và làm chứng nhân về LCTX.

Vẫn liên quan vấn đề đức tin, trình thuật Ga 20:19-31 kể về việc “độ cứng” trong đức tin của Tông Đồ Tôma Điđymô. Tại sao ông Tôma “nhà ta” lại có “máu” đa nghi như Tào Tháo thế nhỉ? Nói khôi hài theo Việt ngữ, vì tên ông là một câu hỏi. Lúc nào ông cũng thắc mắc: “Đi đi mô?”. Cách hỏi “đi mô” của người miền Trung tức là “đi đâu?”. Thảo nào…!

Tám ngày sau khi Chúa Giêsu sống lại, vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”. Nói xong, Ngài cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Ngài lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thy thì Thy cũng sai anh em”. Nói xong, Ngài thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhn ly Thánh Thn. Anh em tha ti cho ai thì người y được tha; anh em cm gi ai, thì người y b cm gi.

Hôm đó, không biết ông Tôma bận chuyện gì mà vắng mặt, không hiện diện với các Tông Đồ. Nghe các bạn nói Thầy sống lại và đã hiện ra với họ. Ông nhất định không tin, nói chắc nịch: “Nếu tôi không thy du đinh tay Ngài, nếu tôi không x ngón tay vào l đinh và không đt bàn tay vào cnh sườn Ngài, tôi chng có tin”. Mấy Tông Đồ kia lắc đầu và cũng đành “bó tay”, chẳng biết nói chi cả. Ui da, cứng gì mà cứng như đá xanh thế không biết!

Rồi lại tám ngày sau, các ông lại họp mặt trong nhà, lần này có cả ông Tôma. Các cửa vẫn đóng kín như bưng, con muỗi chui qua còn chưa lọt. Thế mà bỗng Đức Giêsu xuất hiện. Không biết lúc đó có ông nào giật mình mà tưởng là ma không nhỉ? Ngài đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em”. Phim có ghép tài tình cách mấy cũng vẫn thua xa. Nói rồi Ngài nói ngay với ông Tôma: “Này, cu đt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thy đây này. Nhìn cho rõ nhá. Ri hãy đưa tay ra mà đt vào cnh sườn Thy đây này. Đng cng lòng na, nhưng hãy tin tht nghe chưa!. Ui da, ông Tôma xấu hổ quá sức, chắc là chẳng dám sờ nữa đâu. Thế nên ông chỉ còn biết cúi đầu mà thưa: “Ly Chúa ca con, ly Thiên Chúa ca con!”. Và Chúa Giêsu bảo: “Vì đã thy Thy, nên anh tin. Phúc thay nhng người không thy mà tin!”.

Nói nào ngay, cũng nhờ ông Tôma cứng lòng tin mà chúng ta có thêm một mối phúc: “Không thy mà tin”. Dẫu sao thì cũng cảm ơn ông Tôma, nhờ lòng tin của ông cứng như sáp nguội mà hậu sinh chúng con được hưởng thêm một mối phúc nữa đấy!

Thánh Gioan cho biết: “Đc Giêsu đã làm nhiu du l khác na trước mt các môn đ; nhưng nhng du l đó không được ghi chép trong sách này. Còn nhng điu đã được chép đây là đ anh em TIN rng Đc Giêsu là Đng Kitô, Con Thiên Chúa, và đ anh em TIN mà ĐƯỢC S SNG nh danh Người” (Ga 20:30-31).

Lại vẫn liên quan đức tin, Chúa Giêsu đã nói với Thánh nữ Faustina: “Trước khi Ta đến như mt Thm Phán công bình, Ta s m rng Ca ca Lòng Thương Xót. Ai t chi bước qua Ca ca Lòng Thương Xót thì phi bước qua Ca ca S Công Bình” (Nht Ký, s 1146).

Quả thật, Chúa Giêsu quyết yêu thương chúng ta tới cùng (Ga 13:1), nên Ngài luôn tìm mọi cách để chúng ta được cứu độ. Trong Nhật Ký, số 796, Thánh Faustina cho biết rằng Chúa Giêsu bảo Thánh nữ lần Chuỗi Lòng Thương Xót trong chín ngày trước Đại lễ LCTX, bắt đầu từ Thứ Sáu Tuần Thánh. Chúa Giêsu nói: “Nh tun cu nht này, Ta s ban mi ân sng cho các linh hn”.

Thời đại của chúng ta là thời cuối cùng, và thời gian chẳng còn bao lâu, đừng cứng lòng nữa, hãy sám hối khi còn kịp trong thời gian Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi chúng ta trong Giờ Thương Xót!

Ly Thiên Chúa, xin biến trái tim st đá ca chúng con thành trái tim mm mi cha máu-yêu-thương và máu-thương-xót, xin giúp chúng con biết duy trì và bo v đc tin đến hơi th cui cùng. Chúng con cu xin nhân danh Thánh T Giêsu, Đng Cu Đ giàu Lòng Thương Xót ca chúng con. Amen.

————–

(*) Nht Ký ca Thánh N Faustina [s 699] đ cp Đi L Kính Lòng Chúa Thương Xót vi 10 điu này:

  1. Vào ngày đó, mi chiu sâu thm nht v Lòng Nhân T ca Ta s được rng m ra.
  2. Ta s tuôn đ ra c mt đi dương v ơn hu trên tt c nhng linh hn nào tiếp cn vi Ngun Sui Nhân T ca Ta qua Bí Tích Hòa Gii và Rước Mình Thánh Chúa.
  3. Linh hn nào đi xưng ti trước đó và lãnh nhn Thánh Th vào ngày l này s lãnh nhn được s tha th trn vn ca Ta, thoát khi mi án pht v tt c các ti đã phm.
  4. Vào ngày l này, tt c mi cánh ca v ơn hu ca Thiên Chúa s được m rng ra cho tt c mi người.
  5. Đng đ mt tâm hn nào phi s hãi khi đến gn Ta, thm chí ngay c khi người đó đy các ti li tày tri.
  6. Lòng Nhân T ca Ta cao vi đến ni không mt tâm trí nào ca loài người hoc thiên thn có th hiu và đo lường được mãi cho đến muôn đi.
  7. Trong mi quan h vi Ta, mi tâm hn s suy nim v tình yêu thương và lòng nhân t ca Ta mãi cho đến muôn đi.
  8. Ngày l kính Lòng Chúa Thương Xót được ni bt lên t chiu sâu thm Lòng Nhân T ca Ta.
  9. Mong ước ca Ta là ngày l này được trng th c hành vào Chúa Nht đu tiên sau L Phc Sinh.
  10. Nhân loi s không có được nn hòa bình mãi cho đến khi nào biết quay v Ngun Sui Nhân T ca Ta.

Về mục lục

.

 

CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH_B

Lm. Antôn

Ông bà anh chị em thân mến. Các bài đọc Kinh thánh hôm nay cho chúng ta thấy sự quan trọng của đức tin vào sự sống lại của Chúa Giê-su Kitô. Trong bài đọc I, đức tin vào Chúa phục sinh giúp các tín hữu đầu tiên biết sống yêu thương nhau. Họ bỏ mọi sự làm của chung, để không ai phải thiếu thốn gì cả. Trong bài đọc II, tác giả thư thứ nhất của thánh Gioan xác nhận: Ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu mến Đức Kitô, Con Thiên Chúa; và nếu ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng thắng thế gian, vì thế gian từ chối không nhận biết Ngài. Bài Tin mừng tường thuật hai lần Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ. Lần đầu không có sự hiện diện của Tô-ma, Chúa ban bình an và sai các ông đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người. Lần thứ hai, Chúa hiện đến với các tông đồ và có sự hiện diện của Tô-ma. Ngài thách thức ông hãy xỏ ngón tay ông vào các lỗ đinh đóng của Ngài, để ông tin Chúa vẫn sống. Sau đó, Tô-ma đã tin thật Chúa Giê-su đã sống lại.

Có một câu chuyện kỳ thú có thật đăng trong một tuần báo như sau. Một chiếc máy bay trong một phi vụ bị rớt xuống biển Thái bình dương. Phi hành đoàn có 8 người đều sống sót, trong đó có phi công phó tên là Jim, một người ngoại đạo. Họ đói khát và lênh đênh trên mặt biển 21 ngày trên một chiếc xuồng cao xu. Nguồn sức mạnh duy nhất giúp họ sống sót là cầu nguyện bằng một đoạn Tin mừng trong cuốn Kinh thánh bỏ túi, và những lời cầu nguyện cá nhân.

Ngày thứ sáu sau vụ rớt máy bay, tất cả mọi người trong nhóm đều cảm thấy rất yếu đuối. Họ cần thức ăn và uống một cách khẩn trương. Sau buổi cầu nguyện tối hôm đó, họ bắn một trái châu lên trời với ước vọng là gây chú ý cho bất cứ một chiếc tàu nào di chuyển trong vùng. Nhưng trái sáng bị hư, rớt ngay xuống bên cạnh chiếc xuồng. Một sự kiện lạ lùng xảy ra là ánh sáng của trái châu trên mặt nước đã thu hút một đàn cá tụ lại. Đàn cá bơi lội hỗn loạn và mấy con nhảy lên chiếc xuồng. Hôm đó, mọi người có được một bữa ăn đầu tiên trong một tuần lễ.

Trưa ngày hôm sau, họ gần như chết khát nên cùng nhau cầu nguyện xin nước uống. Một việc lạ lùng nữa xảy ra. Buổi chiều hôm đó một cơn mưa lớn đổ xuống. Ông Jim, viên phi công phụ, bắt đầu có một niềm tin vào Thiên Chúa. Ngày thứ 10 một việc đặc biệt xảy ra. Sau buổi cầu nguyện, họ tự thú và chia sẻ với nhau những tội lỗi, những lầm lỗi trong cuộc đời một cách khiêm nhường, và trong một niềm thành tâm với Chúa, mà họ tin thật có Chúa hiện diện.

Ngày thứ 13 có một sự kinh ngạc lại xảy đến. Trong lúc họ đang khát nước một trận mưa to ào tới nhưng lại cách họ khoảng 100 thước tây. Lúc đó đến phiên ông Jim dẫn cầu nguyện, và họ cùng cầu nguyện cho cơn mưa chuyển hướng đến họ. Trước sự kinh ngạc của mọi người trong nhóm, gió không chuyển hướng, nhưng cột mưa từ từ tiến về phía họ. Thế là họ thoát chết khát.

Ngày thứ 21, họ nhìn thấy đất liền từ phía chân trời. Ông Jim, người mới có niềm tin, tình nguyện chèo xuồng. 7 tiếng rưỡi sau đó, họ đặt chân lên bờ. Sau khi vào bờ, cả nhóm đã quì xuống, cảm tạ đội ơn Thiên Chúa đã che chở và gìn giữ họ sống sót trong vụ rớt máy bay trên biển.

Sau đó, ông Jim đã chia sẻ kinh nghiệm về hành trình kinh hoàng 21 ngày lênh đênh trên biển Thái bình dương. Ông cho biết, sau khi đã hoàn toàn bình phục, ông thú nhận và cầu xin không phải trải qua khúc biển rộng và sâu như thế nữa. Ông còn cho biết, cho dù đã kiệt sức trong vòng 3 tuần vì đói, khát và sức nóng, nhưng qua đức tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa, họ đã hoàn thành một chiến công, có ảnh hưởng và biến đổi cuộc sống của họ. Ông Jim sau đó đã đi khắp nơi, chia sẻ với mọi người về hành trình đức tin mới của mình, từ một người không có đức tin trở thành một người có đức tin vững chắc và mãnh liệt vào Chúa. Chúng ta có thể tìm thấy những điểm tương đồng rỏ rệt giữa ông Jim trong câu chuyện trên đây và tông đồ Tô ma trong Tin mừng hôm nay. Chúng ta thấy, lúc đầu hai người là những người nghi ngờ, sau đó đã biến đổi có một niềm tin mãnh liệt vào Chúa, và cuối cùng, đặc biệt hơn, hai người đã trở thành hai nhà truyền giáo cho Chúa Giê-su Ki-tô Phục sinh. Ông Jim đã mang đức tin vào Thiên Chúa mới nhận được đi khắp nơi chia sẻ với mọi người, Tô ma đã đem đức tin rao truyền tới tận Ấn độ, và công việc truyền giáo của hai người vẫn tiếp tục có hoa trái tới ngày nay. Một điều quan trọng đáng cho chúng ta chú ý là cả hai, ông Jim và thánh Tôma đã trải qua một hành trình đức tin, từ một người nghi ngờ, trở thành vững tin, và trở thành những nhà truyền giáo sẵn lòng và hăng hái chia sẻ đức tin với mọi người.

Ông bà anh chị em thân mến. Đây cũng là một bài học quan trọng cho tất cả chúng ta. Tất cả chúng ta từ những người không có đức tin, đã trở thành những Ki-tô hữu, nhưng nếu chúng ta thành tâm tự suy xét, có bao nhiêu người đã đi tới một bước nửa, trở thành tông đồ của Chúa cho người khác? Trở thành những chứng nhân rao giảng Tin mừng của Chúa Ki-tô Phục Sinh? Chúng ta phải ý thức rằng chắc chắn Chúa không có ý định là muốn chúng ta giữ ơn sủng đức tin cho chúng ta. Thiên Chúa muốn chúng ta chia sẻ đức tin, chia sẻ Tin mừng với người khác, như những người bị rớt máy bay và sống sót trên chiếc xuồng cao xu đã chia sẻ với ông Jim, hay như các tông đồ khác chia sẻ đức tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh đã hiện ra, khi Tô ma có mặt. Nếu các tông đồ không chia sẽ, làm chứng và khẳng định Chúa đã sống lại và hiện ra với các ông, có thể Tô-ma đã mất niềm tin và bỏ Chúa.

Trong bài Tin mừng hôm nay, sau khi ban bình an cho các tông đồ, Chúa Giêsu Ki-tô Phục sinh đã nói với các ông “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con.” Đó cũng là sứ vụ của tất cả chúng ta hôm nay. Chúng ta không phải đi truyền giáo khắp nơi như thánh Tô Ma hay như ông Jim, nhưng chúng ta được kêu gọi thứ nhất phải có một đức tin vững chắc vào Chúa, và muốn có đức tin vững chắc này, chúng ta phải có một sự liên hệ mật thiết với Chúa qua đời sống cầu nguyện và việc thực hành lời Chúa dạy. Và thứ hai chúng ta được kêu gọi chia sẻ đức tin với người khác, nhất là với con cái, cháu chắt trong gia đình, bằng cách hy sinh thời giờ sống gần gũi với con cái, cháu chắt, / dạy dỗ làm gương sáng tốt lành và bác ái, / cầu nguyện và tham dự Thánh lễ một cách sốt sắng, / và thành tâm giúp con cái trong việc học giáo lý.

Chúng ta phải biết phân biệt niềm tin với đức tin. Niềm tin chỉ là một sự ý tưởng, còn đức tin là hành động biểu lộ hay sống niềm tin đó. Xin Chúa Kitô Phục sinh củng cố đức tin mạnh mẽ hơn để chúng ta đối diện với mọi hòan cảnh trong cuộc sống, nhất là những nghịch cảnh. Xin Chúa giúp chúng ta chu toàn sứ vụ làm chứng nhân và rao giảng Tin mừng cho Chúa.  

Về mục lục

.

 
NGÀY THỨ NHẤT TRONG TUẦN, MỘT NGÀY HẸN KHÔNG THỂ THIẾU

Lm. Giuse Dương Hữu Tình

Chúng ta cử hành Tam Nhật Vượt Qua với đại lễ Phục Sinh. Chúa Giêsu phục sinh chính là đỉnh cao của niềm hy vọng, suối trào của mọi niềm hoan lạc. Niềm vui này sẽ được kéo dài suốt năm mươi ngày gọi là năm mươi ngày hoan lạc phục sinh. Như thế, sự phục sinh của Đức Kitô chính là nguồn suối của niềm hoan lạc và việc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh chính là gặp gỡ với Đấng trao ban niềm vui phục sinh đó. Bởi thế, trong suốt tuần Bát Nhật Phục Sinh, Giáo hội liên tục cho chúng ta lắng nghe các bài Tin Mừng kể lại những lần gặp gỡ giữa Đấng Phục Sinh với các tông đồ, môn đệ và nhiều người khác. Trong hai Chúa nhật, thứ ba và thứ bốn Mùa Phục Sinh, Giáo hội như muốn kéo dài niềm vui phục sinh ấy, cho nên một lần nữa, các cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh lại được tiếp tục suy niệm.

Nếu chúng ta để ý, bài Tin Mừng của Chúa nhật thứ hai Mùa Phục Sinh được dùng chung cho cả ba năm theo chu kỳ phụng vụ (A, B, C). Đây là đoạn Tin Mừng được thánh sử Gioan ghi lại như một vở kịch ngắn nhưng rất có hậu. Câu chuyện bắt đầu bằng sự kiện Đấng Phục Sinh đến gặp các tông đồ, nhưng thiếu thánh Tôma. Thánh Tôma sau khi nghe các tông đồ kể lại đã cương quyết không tin. Sau đó, Đấng Phục Sinh lại đến gặp các tông đồ, lần này có cả thánh Tôma và ngài đã tin.

Nội dung vắn tắt như vậy, nhưng rất nhiều chi tiết trong đoạn Tin Mừng này cần được dừng lại.

Trước hết, thánh sử Gioan viết: “Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần”. Sao ngài không nói luôn: “Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần” mà lại còn phải “Vào chiều ngày ấy”. Đấy là chủ ý của ngài. Ngài muốn chúng ta phải nhớ lại cái “ngày ấy”. Ngày nào? Ngày thứ nhất trong tuần. Ngày này gợi ta nhớ ngay tới ngày Đấng Phục Sinh bước ra khỏi mộ, ngày của một sự sáng tạo mới, của một cuộc sống mới, một niềm vui mới; ngày khai sinh một tôn giáo mới. Tất cả những ai tin theo Đức Giêsu Kitô đều phải ghi khắc ngày này. Và hôm nay đây, cũng lại vào cái ngày thứ nhất ấy, Đấng Phục Sinh đã đến với các tông đồ của mình. Cứ theo mạch văn, ta sẽ có cảm tưởng Đấng Phục Sinh đã bước ra khỏi mộ và đang đến những ngôi mộ khác, bước ra khỏi mộ của mình và đang đến với ngôi mộ của các tông đồ. Các chi tiết “nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín” dường như nói lên điều đó. Nếu Người đã từng bước ra khỏi mộ, thì nay Người cũng đến để kéo các tông đồ bước ra khỏi mộ, đem lại “Sự bình an Phục sinh” cho các ông. Bình an như ơn ban đầu tiên Đấng Phục Sinh đem đến cho họ.

Sự kiện thánh Tôma vắng mặt cho thấy ơn bình an này chưa được ban tới cho ông, ông vẫn còn ở trong ngôi mộ của mình. Và một lần nữa, “ngày ấy” lại đến. “Tám ngày sau” có nghĩa là “ngày thứ nhất trong tuần”. Đấng Phục Sinh lại đến với các tông đồ của mình, và lần này có cả thánh Tôma. Cửa vẫn còn đóng kín phải chăng vì vẫn còn người chưa ra khỏi mộ. Ngôi mộ này sẽ phải được mở toang, ánh sáng của Đấng Phục Sinh sẽ ùa vào.

Khi kể lại sự kiện này, thánh sử Gioan như muốn chúng ta ý thức rõ tầm quan trọng của việc đón gặp Đấng Phục Sinh và đời sống cộng đoàn. Ngày thứ nhất trong tuần không chỉ là ngày của Đấng Phục Sinh, nhưng còn là ngày Người đến gặp gỡ Hiền thê (Giáo hội) của mình, là ngày Người đến củng cố, nâng đỡ, dạy dỗ. Bởi thế, ngày thứ nhất nay trở thành ngày Chúa nhật mang một ý nghĩa tâm linh rất sâu xa. Đây không phải là ngày phải tuân giữ theo luật, không phải chỉ là ngày cộng đoàn gặp gỡ nhau, nhưng trước tiên và trên hết, đây chính là ngày của niềm vui và hạnh phúc, vì đó là ngày Giáo hội chờ đón Đấng Phục Sinh đến gặp gỡ mình. Đã từng xảy ra một kinh nghiệm thật đáng sợ: Đó là một đời sống đức tin không có ngày Chúa nhật, một đời sống đức tin xa cách cộng đoàn. Đây chính là kinh nghiệm của thánh Tôma, một kinh nghiệm tự đặt mình vào cơn cám dỗ “không tin”. Rất may là ngài đã sớm có mặt vào “ngày ấy”, “ngày thứ nhất trong tuần”, đã sớm sống lại đời sống cộng đoàn, ngài đã lấy lại được niềm tin.

Giáo hội ngày nay vẫn ý thức tầm quan trọng không thể thiếu của “ngày ấy”, “ngày thứ nhất trong tuần”, ngày Chúa nhật. Đó chính là “ngày hẹn”, ngày của sự gặp gỡ, của niềm vui và hạnh phúc. Giáo hội không ngừng mời gọi con cái mình đừng bao giờ đánh mất, bỏ lỡ “ngày hẹn” ấy, nhưng hãy học sống cảm nhận niềm vui của sự gặp gỡ thiêng liêng này. 

Về mục lục

.

TÌNH CHÚA YÊU THƯƠNG

Lm. Jos. DĐH

Người xưa có để lại cho hậu thế một kinh nghiệm : khi bạn yêu ai với tất cả trái tim mình, tình yêu đó sẽ không bao giờ mất đi, ngay cả khi bạn phải đi xa hoặc không hiện diện. Tình yêu không mầu không mùi, ấy vậy trong cuộc đời này, tình yêu thường được hiểu là cánh cửa mở ra cho hạnh phúc đi sâu vào tâm hồn. Giáo Hội thời nào cũng có người thắc mắc, tại sao môn đệ Đức Giêsu khiếp sợ các chức sắc Do-thái đến độ phải cửa đóng then cài ? Vì sao cha ông chúng ta có được kinh nghiệm : diệt cỏ, diệt tận gốc, yêu ai yêu cả đường đi ?

Bao lâu trái tim của các học trò Đức Giêsu còn chất chứa oán hận, cuộc sống của các ông sẽ còn ngập tràn sợ hãi. Bao lâu tâm hồn người Kitô hữu đầy tràn tình yêu Chúa, lúc ấy ta sẽ đủ khôn ngoan để lấy ơn đền oán, và biết yêu cả ưu khuyết điểm của anh chị em mình. Đức Giêsu chịu đóng đinh thập giá, chịu chết đi cho thế gian tội lỗi, và bằng tình yêu, Chúa tiêu diệt cả tính hư tật xấu ẩn chứa nơi tâm hồn các môn đệ.

Nếu xét đến hoàn cảnh thuận lợi, chúng ta sẽ lắc đầu trước sự cứng lòng của Tôma, không lẽ nào Tôma lại ganh tị với các anh em khác, dám thách thức Đấng Phục Sinh về niềm tin của ông ! Có thể hình ảnh Tôma và tính cách thực dụng của ông còn tồn tại nơi xã hội hôm nay, chúng ta tin Chúa ở nhà thờ, dễ ca tụng, tung hô Chúa khi nhận ra phép lạ Chúa đang thực hiện cho gia đình mình.

Đấng Phục Sinh là Thiên Chúa yêu thương, Đấng Phục Sinh là Thầy và là Chúa của tất cả những ai biết tin tưởng, hiệp nhất lời cầu nguyện; Chúa Phục Sinh trong mọi lúc nhớ đến nghĩa tình, và quảng đại tha thứ, quên hết tội lỗi của chúng ta. Đấng Phục Sinh xuất hiện giữa lúc cửa đóng then cài, không chỉ để chứng minh với các tông đồ Thầy đã sống lại, nhưng còn để ban cho các ông ơn bình an và sự sống mới : “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần….”.

Hôm nay, Giáo Hội một lần nữa xác minh Đức Giêsu chịu đau khổ và Đấng Phục Sinh vẫn là Thiên Chúa yêu thương, Thiên Chúa cứu độ, đối với tất cả những ai tin tưởng, đi con đường Chúa hướng dẫn…. Hôm nay đây, lòng thương xót của Đấng Phục Sinh đang phủ lấp cuộc đời, ban ơn bình an cho mỗi người như khi xưa đã từng ban cho các tông đồ. Tình yêu thương của Thiên Chúa vẫn là nhu cầu để giúp chúng ta nghe, hiểu, tâm phục khẩu phục như Tôma, vì có được tình yêu của Chúa, ông không dám xỏ ngón tay vào lỗ đinh, thọc bàn tay vào cạnh sườn Đấng Phục Sinh….

Nếu chỉ nói suông, nói lý thuyết, Đức Giêsu không phải đối diện với đau khổ, không vác thập giá, không sống lại, hẳn các tông đồ là những người đầu tiên sẽ gạt bỏ Thầy Giêsu, và lời chào chúc bình an cũng không có ý nghĩa gì ! Nhờ tin vào Đức Kitô tử nạn và Phục Sinh, tình yêu của Đấng Phục Sinh biến đổi được mọi tâm hồn nên xứng đáng hơn. Bài đọc 1 hôm nay cho thấy Giáo hội thuở ban đầu ấy thật đẹp, mỗi người tín hữu đều biết chia sẻ vật chất, tinh thần làm của chung, mỗi người luôn biết hiệp nhất cầu nguyện, cùng nhau cử hành nghi thức bẻ bánh, thật là hạnh phúc.

Khung cảnh của phòng hội họp mà Tin Mừng cho thấy thật kỳ lạ, giới lãnh đạo Do-thái mở cửa chờ đợi Thiên Chúa, Ngài lại không đến. Các môn đệ thì cửa đóng kín mít, Chúa Phục Sinh vẫn hiện diện. Bao lâu ta còn cậy dựa vào sự khôn ngoan của mình, chúng ta sẽ không thể hiểu nổi lòng thương xót của Thiên Chúa. Trong gia đình, nếu cả chồng lẫn vợ mà nóng tính, cọc cằn, con cái không thể cảm nhận được tình yêu của cha mẹ, đã vậy, chúng sẽ phải sống chung trong sợ hãi, bất an…..

Để giảm bớt lo âu, lúc nào ta cũng đủ sức mạnh thiêng liêng, để nghe hiểu, thế nào là lòng bao dung của Thiên Chúa, đâu là đối tượng mà Thiên Chúa mời xem dấu đinh của Ngài, ta cần có lòng khiêm tốn và trở nên môn đệ Chúa Kitô. Để thực hành trong đời sống, chỉ người Tín hữu mới có thể biểu lộ đức tin bằng việc cầu nguyện, dâng hy sinh, làm việc bác ái. Làm gì để gặp để thấy Chúa Phục Sinh ? thưa không phải là giàu có, là có khả năng uyên thâm, là cần mạo hiểm hay kiểu ba phải 3, 4, 5 Chúa, tôi cũng tin. Niềm vui Phục Sinh chính là niềm vui đến sau sợ hãi. Đó là niềm vui và sự bình an vượt qua khổ đau thất vọng mà không gì có thể cản trở được ta !

Trong một xã hội văn minh, người ta chủ trương thời đại này chẳng tin ai cả, có tin là nên tin vào chính mình. Đức Kitô khi phục sinh vẫn mang thương tích của cuộc khổ nạn, Chúa Phục Sinh vẫn cho xem dấu tích yêu thương trọng đại để soi chiếu cho mỗi người. Khi hiện ra lần sau, Chúa đã bảo ông Tôma: “Đây là vết thương của Ta, Con hãy đặt tay vào và đừng hoài nghi nữa”. Khi đối diện với sự thật về Đấng Phục Sinh, Tôma không dám kiểm chứng, không còn mạnh miệng tuyên bố nữa, nhưng qua Tôma, Chúa vẫn quả quyết : “Phúc cho những ai không thấy mà tin”. Và để gặp gỡ Đấng Phục Sinh, hiểu biết Thiên Chúa giàu lòng thương xót, các tông đồ, tất cả chúng ta, không cần có khả năng thâm sâu, thời giờ nhiều hay ít, lòng mến cần hơn cả. Amen.

Về mục lục

.

MẦU NHIỆM PHỤC SINH MỜI GỌI BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Giả dụ có một người ngoại đạo đặt cho chúng ta câu hỏi : Đức Giêsu có sống lại thật không ? Câu chuyện sống lại có phải do những người Kitô hữu dệt nên như thế ? – Có lẽ chúng ta sẽ tìm mọi cách để chứng minh rằng : Chúa đã sống lại thật. Và giả dụ người ta lại đặt câu hỏi tiếp theo : Vậy ông bà, anh chị nói rằng Chúa đã phục sinh thì điều đó có ảnh hưởng gì trên cuộc sống của ông bà, anh chị ? – Có lẽ chúng ta không dễ để trả lời câu hỏi này, nếu cuộc sống của chúng ta không có gì khác biệt hơn hoặc nổi bật hơn cuộc sống của những người chung quanh.

Các bài đọc của Chúa nhật II giúp chúng ta trả lời cho những câu hỏi ấy : Chúa có sống lại thật không và Mầu nhiệm Phục sinh mời gọi ta điều gì ? Tất cả các Tin Mừng đều đưa ra cho chúng ta lý chứng về việc Chúa sống lại, đó là ngôi mộ trống, không còn xác Chúa ở đó, và những lần Chúa hiện ra với các tông đồ, cho các ông thấy rằng Chúa đã sống lại thật. Tuy nhiên, chúng ta là những thế hệ tín hữu sau các tông đồ, chúng ta không được nhìn thấy ngôi mộ trống, cũng không được thấy những lần Chúa hiện ra, vì thế, niềm tin Chúa Phục sinh của chúng ta hoàn toàn phải dựa trên lời chứng của các tông đồ là những người đã chứng kiến những sự kiện này.

Thánh Gioan trong đoạn Tin Mừng hôm nay thuật lại hai lần hiện ra của Đấng Phục Sinh : lần thứ nhất vào buổi chiều ngày Phục sinh và lần thứ hai là tám ngày sau. Chắc chắn sau cái chết của Chúa Giêsu, các tông đồ hoàn toàn mất phương hướng và rơi vào cảnh sợ hãi, lẩn trốn, vì sợ những người Do Thái. Các ông rút vào phòng và đóng cửa lại. Trong lúc các ông hoang mang như thế thì Chúa Giêsu hiện ra và ơn đầu tiên Ngài ban cho các ông là ơn bình an. Chúa Giêsu Phục sinh đã nói với các ông : Bình an cho các con ! Ngài đã thấy rõ tâm trạng của học trò mình nên bình an là ơn cần thiết cho các ông lúc này, vì thế mà Ngài đã lặp đi lặp lại : Bình an cho anh em !

Thánh Gioan còn cho thấy, các tông đồ mặc dù còn sống, còn thở, nhưng thực sự tâm hồn các ông đã chết, các ông chỉ như một cái xác không hồn. Vì thế, Chúa Giêsu đã thổi cho các ông luồng sinh khí mới : “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần…”. Hình ảnh này cho chúng ta nhớ lại, ngày xưa khi tạo dựng Adam, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào lỗ mũi và cho Adam có sự sống, thì hôm nay, Chúa Giêsu cũng thổi Thần Khí của Ngài cho các tông đồ để tái tạo và ban cho các ông một sức sống mới, làm nên một dân mới. Cùng với ơn bình an, Chúa trao quyền năng mới, quyền năng tha tội, là quyền năng của Thiên Chúa, nay được trao cho các tông đồ. Đây chính là kỳ công mà Chúa Phục Sinh ban cho các tông đồ, là những thủ lãnh trong Giáo Hội của Ngài.

Vì thế, để đón nhận được niềm tin Phục sinh, chúng ta cần trở về với các tông đồ, tức là Giáo Hội, và lắng nghe lời chứng của các ngài. Trái lại, khi chúng ta tự tách mình ra khỏi Giáo Hội thì chúng ta không thể đón nhận được niềm tin này, đó là trường hợp của ông Tôma trong câu chuyện hôm nay. Vì một lý do nào đó, ông đã tách lìa khỏi cộng đoàn các tông đồ, nên chiều ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ, thì đã không có ông ở đó, nên ông đã không tin và ông còn khẳng định : Nếu tôi không thấy những lỗ đinh… thì tôi không tin. Hôm nay, cuộc hiện ra vào tám ngày sau, Chúa dành riêng cho Tôma khi ông đã trở về trong sự hiệp nhất với các tông đồ. Chúa đã cho ông thấy những vết thương trên thân thể Ngài. Chúa đã cho Tôma được đụng chạm đến những dấu vết của tình yêu thương, và Ngài mời gọi Toma : Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin. Ông Tôma đã tin và ông còn tuyên xưng niềm tin của mình cách công khai : Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con ! Niềm tin của ông không chỉ dừng lại nơi Chúa Phục Sinh mà còn tin Thầy của ông là Chúa và là Thiên Chúa nữa.

Nếu như bài Tin Mừng trả lời cho câu hỏi Chúa có sống lại thật hay không, thì bài đọc một và bài đọc hai cho chúng ta thấy, niềm tin Phục sinh có ảnh hưởng sâu rộng trên đời sống của cộng đoàn Giáo Hội sơ khai. Sách Công vụ kể lại rằng : Các tín hữu bấy giờ gia tăng đông đảo, một lòng một ý với nhau, cùng làm chứng cho việc Chúa sống lại, sống chia sẻ, bác ái, và trong cộng đoàn không còn ai phải thiếu thốn. Đó là những công việc mà Giáo Hội sơ khai đã làm để minh chứng cho niềm tin của mình, hay nói đúng hơn, việc sống yêu thương và thực thi bác ái là lời chứng mạnh mẽ nhất về niềm tin Phục sinh của Giáo Hội và của chúng ta hôm nay.

Thư Thánh Gioan đã quảng diễn rộng hơn khi nói : Ai tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, kẻ ấy được Thiên Chúa sinh ra… và… căn cứ vào điều này, chúng ta biết được mình là con cái Thiên Chúa : Đó là, chúng ta yêu mến Thiên Chúa và thi hành giới răn của Người. Như thế, mỗi người chúng ta hôm nay được sinh ra từ cạnh sườn của Đức Kitô qua Bí tích Rửa tội. Chúng ta đã là con Thiên Chúa, và vì là con Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi sống giới răn yêu thương của Chúa. Chúng ta cũng phải yêu đến độ cúi xuống để rửa chân, để phục vụ, yêu đến trao ban mạng sống, trở nên tấm bánh trao tặng cho mọi người. Đó là cách chúng ta sống mầu nhiệm Chúa Phục sinh, hay nói cách khác, nếu chúng ta tuyên xưng Chúa Phục sinh, thì chúng ta phải sống và thực hành như thế.

Chúng ta cùng với Giáo Hội cử hành ngày Lòng Chúa Thương Xót. Chúng ta cùng cảm nghiệm tình thương Thiên Chúa dành cho mỗi người. Chúa đã cho Tôma được xỏ tay vào cạnh sườn Chúa, được đụng chạm đến trái tim chạnh thương của Ngài, thì hôm nay, Chúa cũng vẫn cho mỗi người chạm đến lòng thương xót Chúa. Chúa đang chạm đến chúng ta qua tình yêu thương của Giáo Hội. Chúng ta chạm đến lòng thương xót Chúa qua Bí tích Giải tội. Hãy tin tưởng đến với Chúa vì Chúa không bao giờ bỏ chúng ta. Tuyên xưng niềm tin Phục sinh và Lòng thương xót Chúa, chúng ta không thể để mình sống trong ủ dột, buồn chán, cũng không thể buông xuôi hay thất vọng mỗi khi gặp thử thách, gian nan. Trái lại, chúng ta phải sống trong hy vọng và trong niềm tin tưởng : Chúa Phục sinh luôn ở bên ta để giải gỡ cho ta những khó khăn, nhất là những lúc ta gặp khó khăn về niềm tin.

Được tái tạo trở nên con người mới với một tinh thần mới, chúng ta không thể để mình quay trở lại với con người cũ, nếp sống cũ nữa. Chúng ta không thể mãi nuôi trong mình sự thù hận, hoặc những lối sống lười biếng, dễ dãi, mà phải sống với một quyết tâm mới, gắn bó với Chúa bằng việc siêng năng đến với Thánh lễ và các Bí tích, đồng thời, gắn bó với Giáo Hội là mẹ của chúng ta.

Để mầu nhiệm Phục Sinh ảnh hưởng trên cuộc đời của mình, chúng ta hãy noi theo gương của Giáo Hội sơ khai : sống yêu thương nhau và chia sẻ với nhau trong tình huynh đệ. Hãy gạt bỏ khỏi mình sự dửng dưng, thờ ơ để biết sống quan tâm đến nhau nhiều hơn. Hãy gạt bỏ khỏi mình sự nhỏ nhen, hẹp hòi, ích kỷ để biết sống quảng đại và cảm thông… Chính đời sống bác ái yêu thương của từng Kitô hữu sẽ là cách chúng ta minh chứng niềm tin Phục sinh một cách mạnh mẽ nhất.

Cầu chúc cho mọi người trở thành sứ giả đem niềm vui Phục sinh đến cho mọi người. Amen.

Về mục lục

.

VÀO TRONG VINH QUANG NGANG QUA THẬP GIÁ

Lm. Đan Vinh

1/ LỜI CHÚA: Rồi Người bảo Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa nhưng hãy tin”. Ông Tô-ma thưa Người: “”Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” (Ga 20,27-28).

2/ CÂU CHUYỆN: ĐỨC KI-TÔ PHỤC SINH PHẢI TRẢI QUA ĐAU KHỔ THẬP GIÁ

Một hôm do muốn cám dỗ thánh Martinô phạm tội, nên quỷ đã hiện hình thành một ông vua oai phong và phán rằng “Hỡi Martinô, Ta cám ơn con đã tin vào Ta, và Ta mong rằng từ nay con sẽ luôn ở bên Ta và vâng nghe lời Ta truyền dạy”.

Martinô chăm chú nhìn ông vua giàu sang kia và hỏi: “Nhưng thưa ngài, ngài là ai vậy?”. Vua liền trà lời: “Ta là Vua Kitô đây !”

Martinô lại hỏi:  “Vậy những vết thương ở tay chân của Đức Kitô đã biến đi đâu cả rồi ?” Vua liền đáp “Ta từ trời xuống, nên không cần đến các vết thương đó nữa !”

Bấy giờ Martinô nói: “Tôi sẽ không bao giờ tin vào một Đức Kitô không chịu khổ nạn và tay chân không mang thương tích!” Tên vua quỷ nghe vậy liền biến mất.

3/ SUY NIỆM:

a/ Từ thái độ bán tín bán nghi đến đức tin vững chắc vào mầu nhiệm Phục Sinh:

Các môn đệ của Chúa Giê-su không phải là những con người dễ tin. Đức tin của các ông đã trải qua một quá trình được các sách Tin Mừng ghi nhận như sau:

– Vào sáng ngày Thứ Nhất trong tuần, khi nghe bà Ma-ri-a báo tin xác Thầy biến mất, hai môn đệ Phê-rô và Gio-an đã chạy đến mộ để xác định thực hư. Gio-an đã đạt tới đức tin trước các anh em nhờ nhìn thấy những khăn liệm xác và các dây băng được xếp gọn để lại trong mộ và nhất là nhờ lòng mến đặc biệt dành cho Thầy Giê-su. Như vậy Gio-an “đã thấy và đã tin” nhờ đã quan sát những sự kiện thực tế và nhờ sự trực giác do lòng mến Chúa (x Ga 20,1-8).

– Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đã gặp Chúa phục sinh nhưng không nhận ra Người mà bà nghĩ là ông giữ vườn. Bà chỉ tin nhận Chúa Phục Sinh khi nghe Người gọi đích danh tên của bà: “Ma-ri-a !” (Ga 20,16). Như vậy một người sẽ chỉ đạt tới đức tin sau khi đã cảm nghiệm được tình Chúa yêu thương qua lời nói việc làm yêu thương phục vụ của các tín hữu.

– Hai môn đệ làng Em-mau đã được gặp Chúa phục sinh và đã nghe Người nói chuyện suốt cuộc hành trình, nhưng các ông vẫn nghĩ Người là một người dân ở Giê-ru-sa-lem. Các ông chỉ nhận ra Chúa khi lòng các ông đã nóng lên lòng mến khi nghe Người giải thích Kinh Thánh. Nhất là khi được tham dự lễ nghi Bẻ Bánh mà Đức Giê-su đã từng làm trước đó (x Lc 24,13-31). Như vậy đức tin chỉ có được qua một tiến trình như sau: Một là phải nghe Lời Chúa giáo huấn qua Hội Thánh để thêm lòng tin yêu và hai là phải năng dự thánh lễ với cộng đoàn.

– Bảy môn đệ cùng đi đánh cá tại biển hồ Ga-li-lê cũng chỉ tin Chúa Phục Sinh sau khi đã vâng lời Chúa “thả lưới bên phải mạn thuyền” và đã bắt được mẻ cá lạ lùng (x Ga 21,1-14). Như vậy các dấu lạ bắt nguồn từ việc thực thi Lời Chúa cũng giúp người ta nhận biết Chúa.

– Tuy nhiên đức tin của các môn đệ nói trên cũng chỉ ở một mức độ giới hạn. Các ông chỉ đạt tới một đức tin trọn vẹn sau khi đã tĩnh tâm cầu nguyện kết hiệp với Đức Ma-ri-a và các anh em Chúa trong Nhà Tiệc Ly suốt 10 ngày, và đã đón nhận được đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần trong lễ Ngũ Tuần (x Cv 2,1-12); Nhờ đó, các ông đã hăng say chu toàn lệnh truyền loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Chúa: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19-20) và “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).

b/ Về đức tin thực nghiệm của ông Tô-ma (x Ga 20,19-29):

Tin Mừng Gio-an hôm nay tường thuật hai lần Đức Giê-su hiện ra với các Tông đồ sau khi Người từ cõi chết sống lại. Cả hai lần Chúa đều hiện ra vào buổi chiều Ngày Thứ Nhất trong tuần nhưng cách nhau một tuần lễ. Lần thứ nhất khi Chúa đến thì Tô-ma vắng mặt. Khi nghe anh em thuật lại sự kiện Thầy đã phục sinh và hiện ra, ông Tô-ma đã khẳng định lập trường mang tính khoa học thực nghiệm là: ông chỉ tin Thầy thực sự sống lại khi được “mắt thấy tay sờ”. Do đó, trong lần hiện ra lần thứ hai sau một tuần lễ, Chúa Phục Sinh đã thỏa mãn đòi hỏi của Tôma bằng việc chỉ cho ông xem các lỗ đinh ở hai bàn tay và vết sẹo do lưỡi đòng đâm thâu ở cạnh sườn Người. Bấy giờ Tôma đã đạt tới đức tin trọn vẹn khi miệng ông thốt ra lời cầu với Chúa như sau: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” (Ga 20,28).

Trước đây người ta thường coi Tô-ma tượng trưng cho những người cứng lòng tin vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa. Nhưng hiện nay người ta lại nhìn thái độ ấy với con mắt cảm thông và theo hướng tích cực. Vì nhờ không vội tin của Tô-ma, mà các tín hữu hôm nay mới có thêm những bằng chứng cụ thể chứng minh mầu nhiệm phục sinh của Chúa. Cũng vì các môn đệ Chúa không dễ tin mà đòi hỏi phải dựa trên cơ sở vững chắc, nên một khi các ngài đã tin thì niềm tin ấy sẽ có giá trị trở thành chỗ dựa vững chắc cho niềm tin của chúng ta hôm nay.

c/ Phúc thay những người không thấy mà tin:

Điều Chúa muốn nói với chúng ta hôm nay là: Chúa đã chọn đi con đường theo thánh ý Chúa Cha là: “Phải qua đau khổ để vào trong vinh quang”, thể hiện qua việc Người đã thỏa mãn đòi hỏi của Tô-ma khi cho ông được nhìn xem những lỗ đinh ở bàn tay và kiểm tra vết thương ở cạnh sườn Người. Qua đó Người đã nhắn nhủ Tô-ma và qua ông nhắn nhủ các tín hữu chúng ta hôm nay: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20,29).

Ngày nay để tin Chúa phục sinh, chắc chắn chúng ta sẽ không có cơ hội “mắt thấy tay sờ” như ông Tô-ma xưa, nhưng chúng ta vẫn cần chấp nhận đi con đường của Chúa Giê-su đã chọn theo ý Chúa Cha là: “Qua đau khổ để vào vinh quang”, phải cùng chịu chết và được an táng với Chúa Giê-su để cùng được sống lại với Người. Mỗi ngày chúng ta phải biết “bỏ mình đi”, nghĩa là loại bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa qua lề luật và các lời giáo huấn của Hội Thánh. Mỗi ngày các tín hữu chúng ta phải quyết tâm loại trừ mối tội đầu của mình bằng việc tập luyện nhân đức đối lập như trong kinh “Cải tội bảy mối có bảy đức” đã dạy. Mỗi ngày chúng ta còn phải chấp nhận vác thập giá là vui lòng chịu đựng các tai ương bệnh tật và những điều trái ý cực lòng do hoàn cảnh hay do người chung quanh gây ra để bước theo chân Chúa trên đường thánh giá.

d/ Loan báo Tin Mừng hôm nay là thể hiện Lòng Chúa Thương Xót:

Giống như Tôma xưa, con người ngày nay cũng không dễ tin: họ luôn đòi phải được “mắt thấy tay sờ”, phải thấy được bằng chứng đáng tin. Do đó, các tín hữu cần trình bày khuôn mặt của Chúa Phục Sinh cho người khác thấy và tin.

Thực vậy: Làm sao họ có thể tin vào Chúa Phục Sinh, nếu không được xem những vết chai cứng nơi bàn tay lao động, những khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi vì phục vụ những người nghèo khổ của các tín hữu chúng ta?

Làm sao họ tin Chúa đã yêu thương chịu chết đền tội thay và sống lại để ban sự sống đời đời cho loài người, nếu họ không nhìn thấy những dấu chỉ yêu thương quên mình phục vụ trong cộng đòan tín hữu hay các hội đòan công giáo tiến hành gần nhà…

Chúng ta phải noi gương yêu thương hiệp thông và bác ái chia sẻ của cộng đòan thời Hội Thánh sơ khai tại Giêrusalem đã được sách Công vụ Tông đồ ghi nhận như sau: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ Bẻ Bánh và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kính sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải , lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ Bẻ Bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ,. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được tòan dân thương mến. Và Chúa cho cộng đòan mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2,42-47). Có thể nói cộng đoàn Hội Thánh Sơ Khai đã trở thành dấu hiệu đích thực của người môn đệ Đức Giê-su như Người đã dạy: “Ở điểm này , mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yệu thương nhau” (Ga 13,35).

Cũng vậy, con người ngày nay luôn đòi phải thấy những chứng tích tình yêu như thế nơi các tín hữu. Do đó, Hội Thánh đã chọn Chúa Nhật II Phục Sinh làm ngày kính nhớ Lòng Chúa Thương Xót, để mời gọi mọi người chúng ta quan tâm tới tha nhân bên cạnh và thể hiện tình thương của Chúa cho họ. Cần tránh những lời nói, thái độ vụ luật bất nhân của bọn Biệt Phái và Kinh Sư Do thái khi xưa đã bị Chúa nặng lời quở trách, nhờ đó anh em lương dân mới dễ dàng đón nhận đức tin vào Chúa.

4/ LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su Phục Sinh.

Khi chúng con đi tìm kiếm Chúa trong nước mắt đau thương, xin hãy âu yếm gọi tên chúng con, như Chúa đã gọi tên bà Ma-ri-a đang khóc bên mộ Chúa khi xưa.

Khi chúng con chán nản muốn bỏ Chúa,  xin hãy đi với chúng con trên những đọan đường dài, như Chúa đã đồng hành với hai môn đệ trên đường về làng Em-mau.

Khi chúng con đang đóng cửa lòng không muốn giao tiếp vì sợ hãi, xin hãy ban bình an cho chúng con, như Chúa đã đến ban bình an cho các môn đệ vào chiều ngày phục sinh.

Khi chúng con đang hòai nghi bất tín, xin hãy tỏ lòng thương xót và khoan dung tha thứ tội lỗi chúng con, như Chúa đã tỏ lòng thương xót khoan dung trước sự cứng lòng của Tôma.

Khi chúng con gặp phải thất bại trong cuộc sống, xin hãy đến nâng đỡ ủi an chúng con, như Chúa đã đến trao ban và phục vụ bữa sáng gồm bánh và cá nướng cho bảy môn đệ trên bờ biển hồ Ga-li-lê xưa.

Lạy Chúa Giê-su Phục Sinh, xin hãy tỏ mình ra cho chúng con thấy Chúa đang hiện thân nơi những người đau khổ cả về thể xác cũng như tâm hồn, để mời gọi chúng con hãy thể hiện lòng thương xót bằng viẹc quảng đại chia sẻ cơm bánh vật chất và nhiệt tình phục vụ họ như phục vụ chính Chúa, hầu sau này chúng con sẽ được Chúa liệt vào hàng các chiên ngoan trong đàn chiên Chúa. Amen./.

Về mục lục

.

TIN VÀ YÊU

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Niềm tin vừa là hồng ân nhưng cũng vừa là sự dấn thân của bản thân. Niềm tin có điểm xuất phát từ tình yêu và cũng từ niềm tin để dấn thân trong tình yêu. Hai khía cạnh tin và yêu cùng hòa nhịp với nhau để mỗi ngày thêm xác tín hơn.

Trong cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu Phục Sinh và Toma, chính Toma đã xác tín niềm tin của mình bằng một tình yêu mãnh liệt: “Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20, 28).

Tin là một sự dấn thân.

Cuộc đời người môn đệ từ ba năm trước, khi Chúa Giêsu ra đi rao giảng công khai. Chúa đã gọi các ông từ nơi đang làm việc, họ bỏ mọi sự để đi theo Người. Điểm hẹn đầu tiên với người môn đệ với Thầy luôn là một nơi ghi dấu ấn tượng đầu đời của dấn thân. Như đôi bạn đầu tiên gặp nhau một nơi điểm hẹn, rồi lần lượt thời gian nhắc lại điểm hẹn đầu tiên ấy, sống lại kỷ niệm của thưở đầu quen nhau, yêu nhau. Ký ức ấy sống động cùng tình yêu. Chúa Giêsu cũng hẹn các môn đệ nơi gặp gỡ sau Phục Sinh ở nơi điểm hẹn đầu tiên của ba năm về trước ở Galilê. Từ điểm hẹn đầu tiên, người ta có thể trắc nghiệm về lòng tin vào nhau. Người ấy có đúng hẹn không, người ấy có biết và nhớ sở thích của mình không? Những quan tâm đầu tiên đến nhau đủ mạnh để xây dựng niềm tin không? Tất cả những điều ấy sẽ dẫn tới một quyết định, dấn thân, sống cùng nhau, chia sẻ cuộc đời với nhau. Đó là một tình yêu đủ mạnh để tin vào người mình yêu để dấn thân vào chặng đường mới.

Chân thành về khiếm khuyết.

Tin là một tín thác, chân thành nói về khiếm khuyết cũng như thiếu sót của mình. Toma không ngần ngại nói về sự thiếu lòng tin của mình: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi không tin” (Ga 20, 25). Là một tình yêu thật sự, điều thiếu sót của bạn sẽ được lắng nghe chân tình, và còn được chia sẻ lại về những vấp váp của người kia. Tình yêu là thật thà, là sẻ chia những vui buồn, những vấp ngã và cả những thành công để thêm niềm tin vào nhau.

Gặp gỡ và đối thoại.

Gặp gỡ nhau thường xuyên là một điều nói lên tình yêu hướng về nhau. Tình yêu có thể là mờ đi tiếng nói của lý trí; thế nên, lý trí đòi hỏi trong tình yêu luôn luôn cần có một sự thức tỉnh qua đối thoại. Đời sống tin yêu của các môn đệ cũng qua chặng đường ấy. Sự kiện hai môn đệ trên đường Emmau, họ nghe và thuật lại câu chuyện về Chúa Giêsu, chết, an táng, rồi sống lại, một cách nghi ngờ. Chúa Giêsu giải thích cho họ về Kinh Thánh, rồi bẻ bánh là một trong những điều Chúa Giêsu làm trườc khi tử nạn. Họ nhận ra Người.

Tình yêu đủ lớn nhưng khối óc cũng cần đủ lớn để hiểu biết lẫn nhau, nhận ra nhau từ trái tim chân thành và lý trí lành mạnh. Tin không bị lừa, yêu không gặp dối.

Tin yêu là một dấn thân liên tục.

Niềm tin không đủ lớn một lần cho tất cả và yêu cũng không đủ một lần cho trọn vẹn. Tin luôn luôn là một đòi hỏi thực hiện lời hứa một cách trung tín. Cam kết đi trong tình yêu để xây dựng niềm tin, đó là một tình yêu đã đi đến kết ước vĩnh viễn. Niềm tin trao cho nhau để không phải là nắm giữ tim nhau, nhưng là để sống trong niềm vui của nhau. Đi bên nhau mà không nghi kỵ nhau, sống bên nhau mà không kiểm soát lẫn nhau, nói với nhau mà không giả dối nhau…

Với các môn đệ một khi đã tin vào Chúa là dám sống chết cho điều mình tin, trở nên nhân chứng cho điều mình tin.

Tin yêu là một đòi hỏi không ngừng dấn thân. Xin cho chúng con luôn biết cầu nguyện: Yêu mến Chúa hơn để trọn niềm tin vào Chúa hơn, thêm niềm tin vào Chúa hơn để yêu mến Chúa hơn” qua những năm tháng đời sống, chúng con nên chứng nhân Phục Sinh của Người.

Về mục lục

.

VUI MỪNG VÌ THẤY CHÚA

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Suy Niệm

“Chúng tôi đã được thấy Chúa”
Ðó là tiếng reo vui ngây ngất của các môn đệ.
Thầy Giêsu, người đã bị đóng đinh, chết và chôn cất,
nay bất ngờ hiện đến, đứng giữa họ thật gần gũi.
Ðộng từ “thấy” được nhắc đến 6 lần trong bài Tin Mừng này.
Thấy Thầy vẫn như xưa, với những dấu đinh và vết đâm.
Nhưng Thầy cũng khác xưa, nên không dễ nhận ra ngay.
Maria Macđala cứ tưởng Thầy là người làm vườn.
Ðể thấy được Chúa phục sinh, cần có đức tin.
Ai tin mới thấy, và thấy để rồi tin hơn.

“Phúc cho ai không thấy mà tin”
Chúng ta vẫn tin bao điều mình không thấy.
Các bạn trẻ vẫn tin vào tình yêu, tình bạn.
Các đôi vợ chồng vẫn tin vào sự chung thủy của nhau,
dù chẳng ai thấy rõ hết lòng dạ con người.
Tin không phải là một hành vi mù quáng, phi lý.
Tin chẳng hề làm hạ giá con người.
Trái lại, chỉ con người mới biết tin và dám tin.
Nhờ tin, tôi không còn bị giam trong thế giới chật hẹp
của cân đo đong đếm, của vật chất khả giác,
nhưng được đưa vào một thế giới phong phú hơn nhiều:
thế giới của những ngôi vị tự do, của chính Thiên Chúa.
Tin là chấp nhận bấp bênh, là có thể bị lừa.
Nhưng nếu không tin thì không thể sống được.
Vấn đề là tôi phải biết tôi đã tin vào ai.

Khủng hoảng lớn nhất là khủng hoảng niềm tin:
niềm tin vào Thiên Chúa và niềm tin vào con người.
Cả hai niềm tin nâng đỡ nhau và cho tôi hạnh phúc.
Ông Tôma không tin vào lời chứng của các bạn,
nên ông chậm tin vào việc Chúa phục sinh.
Khi Chúa giúp ông lấy lại niềm tin vào Chúa,
ông sẽ gắn bó hơn nhiều với cả tập thể.

Chúng ta là những kẻ không thấy mà tin.
Không thấy bằng mắt thường,
nhưng vẫn thấy bằng con mắt đức tin.
Tin là một cách thấy nghiêm túc.
Người tin là người thấy bằng trái tim.
Họ thấy được Ðấng Vô Hình rõ hơn cả cái hữu hình.
Kitô hữu là người tin Chúa, nên cũng là người thấy Chúa.
Thấy Thiên Chúa hiện diện như người Cha nhân từ.
Thấy Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa làm người trên trái đất,
sống chết chỉ vì say mê Cha và say mê con người
và đã sống lại để cho cuộc đời một ý nghĩa mới.
Thấy mọi người là con cái Cha và là anh em của nhau.

Dù những điều chúng ta tin thật là mầu nhiệm,
nhưng đó không phải là chuyện mơ hồ, viễn vông.
Thế giới hôm nay chỉ tin vào những người đã thấy.
Ước gì chúng ta dám mạnh dạn tin Chúa hơn,
để có thể thấy Chúa tỏ tường hơn
và giúp người khác thấy điều mình đã thấy.

Cầu Nguyện

Lạy Chúa Giêsu phục sinh,
lúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,
xin hãy gọi tên chúng con
như Chúa đã gọi tên
chị Maria đứng khóc lóc bên mộ.

Lúc chúng con chán nản và bỏ cuộc,
xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dài
như Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.

Lúc chúng con đóng cửa vì sợ hãi,
xin hãy đến và đứng giữa chúng con
như Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.

Lúc chúng con cố chấp và xa cách anh em,
xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con
như Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.

Lúc chúng con vất vả suốt đêm
mà không được gì,
xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,
như Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.

Lạy Chúa Giêsu phục sinh,
xin tỏ mình ra
cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,
để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,
và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.

Về mục lục

.