Ấn Độ – báo động lạm dụng tình dục trẻ em

36

Ấn Độ – báo động lạm dụng tình dục trẻ em

Delhi (Agenzia Fides – 22-4-2013) – “Giá trị đời sống con người là gì? Và nó có ý nghĩa gì? Chúng ta phải bắt đầu từ ý vấn đề này, ở mức độ văn hóa, chủng tộc và tôn giáo, để tìm câu trả lời cho hiện tượng buồn thảm về bạo lực và lạm dụng tình dục đối với trẻ em, Ấn Độ đã có con số kỷ lục là 48.338 vụ trong những năm 2001-2011”. Đó là lời Lm Dominic D’Abreo nói với Thông tấn xã Fides. Lm Dominic D’Abreo là phát ngôn viên của HĐGM Ấn Độ, ngài đã phê bình về vụ mới nhất là một bé gái 5 tuổi ở Delhi bị bắt cóc và bị hãm hiếp trong suốt 48 giờ bởi 2 tên “quỷ râu xanh”.

Lm D’Abreo nói với Fides: “Chúng tôi rất buồn vì cả nước bị cú sốc này. Nó đã hủy hoại danh tiếng và hình ảnh về đất nước này. Mọi người từ các tôn giáo đều đau buồn và lên án. Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGO) đang nỗ lực triệt căn hiện tượng này. Phải cấp bách tạo nhận thức trong xã hội ở tầng lớp dân chúng, không chỉ ở tầng lớp cao hơn. Mọi người đều phải có trách nhiệm”.

Tường trình mới đây của “Trung tâm Á châu về Nhân quyền” (Asian Centre for Human Rights) đã báo động những con số gây ấn tượng sâu sắc: Theo thống kê chính thức, có tới 48.338 vụ hãm hiếp trẻ em được ghi nhận trong thập niên 2001-2011, tăng 336% từ năm 2001 (2.113 vụ) tới năm 2011 (7.112 vụ). Đó chỉ là những vụ được biết. Về căn nguyên của hiện tượng này, Lm D’Abreo nói: “Đó là một nền văn hóa dựa trên tiền bạc, lạc thú, quyền lực, coi thường các giá trị và ý nghĩa sâu xa của cuộc sống. Sự sống bị hạ giá: người ta không còn muốn biết cuộc sống có ý nghĩa gì, dù đó là vấn đề cơ bản về sự sống của mỗi con người”.

Ngài giả thích: “Giáo dục và phát triển ý thức, Giáo Hội ở đây đã làm nhiều ở các vùng sâu vùng xa, với người nghèo và các nhóm bị cách ly, chắc chắn là những vùng phải hành động nhiều hơn. Đó là nhiệm vụ đặc biệt của chúng ta để góp phần cải thiện xã hội. Cuối cùng, ở mức độ luật pháp, có luật pháp nhưng phải được áp dụng, phải kêu gọi giáo dục và nhận thức trong các gia đình, nền tảng của xã hội”.

TRẦM THIÊN THU